Thi Nhân Quảng Ngãi

Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này

  • Welcome to Thi Nhân Quảng Ngãi!

  • Hân hạnh chào đón quý độc giả ghé thăm. Trang này không có tính chất "đại diện" về bất kỳ ý nghĩa nào cho bất cứ địa phương hay tổ chức nào, đây chỉ là nơi đưa một số bài thơ của một số tác giả lên mạng internet. Hầu hết tác giả trong trang này là người Quảng Ngãi nhưng hoàn toàn không phải hầu hết người Quảng Ngãi làm thơ có trong trang này. Chân thành cảm ơn quý độc giả, tác giả cũng như các bạn bè thân hữu đã gởi bài, giúp trang này ngày càng có nhiều bài vở tư liệu.

  • Giới thiệu sách

  • Phiêu Lãng Ca

    Lưu Lãng Khách

  • Về Chốn Thư Hiên

    Trần Trọng Cát Tường

  • thao thức

    hà quảng

  • bài ca con dế lửa

    nguyễn ngọc hưng

  • 99 Bài Lục Bát

    Nguyễn Tấn On

  • Gieo Hạt

    Huỳnh Vân Hà

  • Quá Giang Thuyền Ngược

    Lâm Anh

  • n bài thơ ngắn

    Đinh Tấn Phước

  • Ảnh ngẫu nhiên

  • Tổng lượt xem

    • 590 225 Lượt

Lê Ngọc Bửu

Posted by thinhanquangngai1 trên 04/08/2007

Lê Ngọc Bửu

Còn có bút hiệu Lê Ngọc Hà Nhai
Sinh năm 1937, tại Quảng Ngãi
Hiện ờ Gò Vấp, Sài gòn.
Dạy học và là dịch giả Anh – Việt

Đã xuất bản: Tình Dâng (thơ tình song ngữ)

Phần giới thiệu trên web cá nhân Lê Ngọc Bửu:

Ra đời và lớn lên bên dòng sông Trà, một dòng sông hiền hòa, chỉ biết chăm chút mang phù sa bồi đắp hai cánh đồng bên sông thân thương. Tâm tình nhà thơ như được dòng sông thổi vào: chút hiền hòa của gió sông và chút cần cù của con nước Trà Giang. Cho đến suốt cuộc đời anh, hình ảnh này vẫn gắn chặt với cuộc sống và tâm hồn anh.
Năm lên tám (1945), anh theo ông bà nội tản cư về chánh quán (Tịnh Hà, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) bên tả ngạn sông Trà. Học trường làng lõm bõm. Năm 1943, anh đậu vào Trường Trung học Lê Khiết ( trường Trung học duy nhất của Liên Khu V) và năm 1951, về học trường Trung học Rừng Xanh (Sơn Tịnh) một năm rưỡi. Sau đó, anh ở nhà giúp ông bà nội việc đồng áng ( tập tễnh đi cày và cuốc đất ). Việc học hành được mô tả như là xa vời. Anh lớn dần theo với đường cày cô độc ….
Sau năm 1954, các bạn anh lần lượt ra tỉnh học trung học. Anh vẫn âm thầm khép nép dưới bóng tre xanh. Anh thường đến chơi với vài bạn cũ. Trong đó có người bạn thiết thân ( bây giờ là nhà thơ Ngân Giang ). Anh tò mò đọc thử những gì bạn anh học: anh hiểu được. Anh quyết định âm thầm tự học. ( Ông bà anh mỗi năm một già thêm, không ai – ngoài anh – trợ giúp ). Năm 1957, khóa thi Trung học đầu tiên mở ở tỉnh nhà ( trước đó mở ở Huế và Qui Nhơn ). Anh quyết định thử sức. Trời thương kẻ khó ! Một sáng đẹp trời, trên bảng thí sinh trúng tuyển có tên anh. Việc anh thi đậu bấy giờ tạo nên vài huyền thoại nhỏ trước mắt ngạc nhiên của bà con.
Năm sau (1958) anh vào học khóa Sư phạm Cấp tốc Qui Nhơn ( cũng lại được trời thương kẻ khó ! ). Anh vừa học Sư phạm vừa dạy kèm. Điều làm tâm hồn anh nở hoa là được giới thiệu dạy kèm hai nữ sinh duyên dáng và thông minh Khi năm học Sư phạm kết thúc, lớp học anh dạy kèm cũng phải kết thúc thôi. Đêm 21/5 năm ấy là đêm cuối cùng, anh được mời viết lưu bút. Thay vì có bài viết như thông thường, anh làm 2 bài thơ. Mẫu tự đầu tiên của mỗi câu thơ được ghép lại thành tên của cô chị và cô em. Cả hai bài thơ lưu bút viết liền tại chỗ học được cha mẹ hai cô xem. Ông bà trao nhau ánh mắt và nụ cười. ( Cho đến nay, anh vẫn mang theo nụ cười huyền diệu ấy nhưng vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó ! )
Hai bài thơ ấy mở ngỏ cho anh vào Thi Ca.

40 bình luận to “Lê Ngọc Bửu”

  1. Lê Ngọc Bửu said

    LỜI THƯA THÊM:Xin giới thiệu nhà thơ VŨ NGỌC
    *Tên thật:CAo Màng-sinh năm 1938
    *Cựu Giáo viên Quảng Ngãi (1958–1975)
    *Hiện ở Phường Bắc Lộ,Cẩm Thành,Quảng Ngãi

    TỰ TÌNH SÔNG TRÀ
    (Tặng các bạn QN xa quê)

    Em mười sáu căng tròn mùa nước chế
    Tình xôn xao sóng dậy dưới trăng mờ
    Anh biền biệt ngót thời trai thế hệ
    Gói tương tư ,giấu kín trọn niềm mơ

    Trăng bến cũ tự tình lời dĩ vãng
    Theo con thuyền ngày ấy chở quê hương
    Không trở lại tìm nhau dài năm tháng
    Giờ xuôi dòng mái tóc ngã màu sương.

    Em thầm lặng ấp ôm tình non Ấn
    Nắng nghiêng chiều vàng ruộm dáng vọng phu
    Anh mãi miết thuyền phong ba lận đận
    Lạc nẻo quê còn khuất lẫn sương mù.

    Giờ trở lại,nao nao dòng nước cạn
    Giữa đôi bờ tô gương nét kiêu sa
    Đừng nuối tiếc chi tàn phai dĩ vãng
    Con sỏi nào lăn lóc mãi chơi xa.

    Trăng,bến cũ,sông xưa,nguyền son sắt
    Tang thương nào chưa phai vì gió mưa
    Còn in đậm mối tình quê bền chặt
    Mấy bận lở bồi tình vẫn như xưa !

    VŨ NGỌC

  2. Lê Ngọc Bửu said

    lời thưa nhỏ:Xin đọc:(mắt em xinh)
    -câu 2:Để nghe thương nhớ xuống êm đềm
    -câu 9:Một chút vương vương nắng ửng hồng
    Xin cám ơn

  3. Lê Ngọc Bửu said

    MẮT EM XINH

    Tôi muốn nhìn sâu đáy mắt em
    Để nghe thương nhớ xuống ê đềm
    Bỗng dưng em ngước nhìn tôi lại
    Xao xuyến…lòng tôi xao xuyến thêm

    Đôi mắt em xanh màu biển khơi
    Hồn tôi đăm đắm giữa chơi vơi
    Bờ mi in bóng màu trăng mới
    Sóng mắt lung linh nét tuyệt vời

    Một chút vương nắng ửng hồng
    Màu tình lưu luyến buổi chờ mong
    Giữa dòng vấn vít tôi ngây ngất
    Chết đuối hồn tôi trong mắt trong

    Chiều nay ngồi nhớ màu đôi mắt
    Ánh mắt theo tôi suốt viễn trình
    Chút gió đưa trăng về gợi nhớ
    Màu trời ảo diệu…mắt em xinh.

  4. Lê Ngọc Bửu said

    CHIỀU QUA CẦU TRÀ KHÚC

    Ngày lại ngày anh vẫn qua đây
    Đường thênh thang trong chiều xuân đầy
    Những ngọn đèn dài buồn quên thắp sáng
    Hồn hoang vu như một loài cỏ cây
    Anh bần thần buổi chiều xuống lâu
    Dòng sông–Ôi đáy mắt em sầu
    Ngày thơ bỗng lạ phương trời nhớ
    Bốn ngã hoang liêu chợt đối đầu
    Gió cuốn qua cầu dòng sông trôi mau
    Cuộc tình nào đưa em vào mai sau
    Mà chân mòn đã một đời du mục
    Còn không em trên vạn nẻo sầu?
    Rồi những ngày anh sẽ qua đây
    Tương lai mịt mù mỏi cánh chim bay
    Tình yêu em có thành chứng tích
    Trên nhịp cầu trơ hay con nước vơi đầy.

    HUỲNH NGỌC PHIÊN

  5. Lê Ngọc Bửu said

    TÌNH YÊU TUỔI TRẺ

    Yêu em từ thuở mười lăm
    Măng non vừa chớm trăng rằm sáng tươi
    Gặp nhau rạng rỡ nụ cười
    Tăng thêm vẻ đẹp trồng người đượm duyên
    Tình thương thầm kín triền miên
    Chưa lần tỏ rõ lời nguyền cùng nhau
    Bồn chồn nghĩ trước lo sau
    Bâng khuâng ghi nhớ lan mau nỗi buồn
    Vào ngày xa vắng mưa buông
    Càng thêm nhung nhớ càng luôn hướng về…
    Tình yêu gắn bó say mê
    Mỗi lần gặp mặt tràn trề niềm vui
    Nhớ thương rào rạc chẳng nguôi
    Bao nhiêu lo lắng bùi ngùi dấu che
    Tình nồng say đắm vuốt ve
    Đưa tay hái búp lại e động cành
    Thời gian thấm thoắt trôi nhanh
    Phải lo học tập phải dành thời gian
    Tình yêu tuổi trẻ lang bang
    Không đâu dứt khóat muôn vàn khó khăn

    ANH NGUYỄN

  6. Lê Ngọc Bửu said

    XIN THÊM MỘT LỜI THƯA:Hân hạnh giới thiệu nhà thơ VŨ NGUYÊN
    *Tên thật:Vũ Duy Chúc,sinh năm 1936.
    *Quê quán:Hành Thuận,Nghĩa Hành
    *Dạy học,làm thơ,vẽ tranh và tạc tượng là 4 kỹ năng tuyệt diệu
    hài hòa
    *Hiện ở chánh quán.Điện thoại:(055)962083

    THUỞ BAN ĐẦU
    (Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy-Thế Lữ)

    Gặp nhau sao cứ thẹn thùng
    Đôi môi mấp máy đỏ bừng vành tai!
    Ngượng ngùng thỏ thẻ một hai
    Dư tay hái bứt nát vài lá hoa
    Bồn chồn không nệ đường xa
    Mà khi gần đến hóa ra dùng dằng
    Những lời sắp sẵn đá vàng
    Tay trong tay nóng bỏng càng ngu ngơ
    Bao nhiêu mây gió trăng thơ
    Bao nhiêu lúng liếng bây giờ trốn đâu?
    Ngàn năm cái thuở ban đầu
    Ngây thơ,già dặn,mau lâu khó lường
    Mới hay sức mạnh ngàn trùng
    Khi yêu đừng nói rằng từng khôn ngoan.

    VŨ NGUYÊN

  7. thinhanquangngai said

    Chân thành cảm ơn Thi hữu Lê Ngọc Bửu đã giới thiệu một số tác giả, bài vở cho TNQN. Về địa chỉsố điện thoại của các tác giả chúng tôi đã lưu ở một nơi khác (phục vụ cho việc thông tin liên lạc) mà không đăng lên trang này, trừ khi chính tác giả đó cho đăng bằng cách ghi chú “được đăng địa chỉ và số điện thoại)

    Lần nữa cảm ơn Thi hữu Lê Ngọc Bửu, mong tiếp tục nhận được bài vở từ Thi hữu. Kính chúc Thi hữu sức khỏe, vui vẻ!

    BĐH-TNQN

  8. Lê Ngọc Bửu said

    LỜI THƯA NHỎ:Khi giới thiệu bài thơ”Tôi sẽ về” của nhà thơ Ngân Giang,LNB đánh máy sót mấy đọan.Nay xin ghi lại đầy đủ:

    TÔI SẼ VỀ

    Dù dòng đời có ngăn cách với chia phôi,
    Tôi sẽ về tìm em giữa một mùa xuân…

    Xuân nào sẽ đến -Đón tôi về
    Gặp lại em thơ tận nẻo quê
    Vất vả bao năm đời gắn bó
    Quên ngày tháng trống chuỗi lê thê!…

    Thời gian thấm thoắt cứ hòai trông
    Ấp ủ tình riêng ,chặt sóng lòng
    Vỗ giấc miên trường,tâm mãi tịnh
    Thanh xuân tuổi ngọc tựa bên song

    Xuân nào bến cũ-Đón tôi qua
    Chiến cuộc tràn lan phủ khắp nhà
    Lệ nhỏ buồn hiu trên khóe mắt
    Xuân không pháo nổ ,lại không quà!

    Chinh nhân gót mõi chốn nào ngơi?
    Nắng đẹp quê hương vẫn gọi mời
    Tiếng trẻ nô đùa trên sóng nước
    Xuân về rộn rã khắp nơi nơi.

    Xuân nào trở lại-Đón người yêu
    Vẻ đẹp năm xưa dáng diễm kiều Thổn thức trông đêm chừng nguyệt thẹn
    Miên man bóng nhỏ đổ đường chiều

    Ôm hoa trãi thảm lót qua thềm
    Gót ngọc thênh thang lướt nhẹ êm
    Gió thoảng đêm xuân nhiều mộng đẹp
    Ru tình trọn vẹn đượm môi em.

    NGÂN GIANG

  9. Lê Ngọc Bửu said

    HUẾ MƯA HẠ
    (Trích CD Phiến Tình Lắng Đọng 2 của Nhóm thơ “Giọt Đường Thi và Hương Lâng”xứ Quảng)

    Có phải vì thương người thương mưa xứ Huế
    Nên ngày tôi về mưa lác đác bên sông
    Đây con đường
    Xưa…Em đi trong nắng sớm mưa hồng
    Đây lối thuộc những lần vu vơ qua cầu ướt áo…

    Mưa giọt ngắn giọt dài
    bên này sông
    bên kia sông
    đèn chiều thấp thoáng
    Sông Hương buồn
    con nước dật dờ trôi
    để tôi về thương nhớ tuổi hai mươi
    thương lối cũ
    những chiều vàng nhạt nắng…

    Thành phố buồn…
    tôi thương những con đường vắng
    (tuổi hai mươi tôi sống ở nơi này)
    tôi thương những chiều mưa Hạ xác xơ bay
    những chiều mưa bâng quơ rụng đầy phương đỏ…
    Hạnh phúc mơ hồ theo chân qua phố
    chút thẹn thùng vương vít dáng buồn xưa…

    Ngày tôi về
    tháng Tư trời vẫn mưa
    Tôi trở lại
    lối xưa đã nhiều thay đổi…
    những kỷ niệm khói sương tôi mang theo trên cuộc đời trôi nổi
    Giọt mưa thì thầm dìu dặt hương xưa
    Huế mù sương…
    khi Huế chuyển mùa…
    Mới mà đã hơn hai mươi năm phiêu bạt…
    Đời buồn vui mưa nắng bên trời
    mùa lại
    mùa qua
    bụi hồng tản mạn
    Huế-mơ hồ kỷ niệm
    Ánh trăng vơi…

    Tôi về Huế một chiều
    không ước hẹn
    Nhớ tuổi hai mươi có Huế trầm buồn
    nhớ vu vơ khi chớp bể mưa nguồn
    Ngày tháng Hạ hoang mang đồng chiều gió nội

    Tôi trở về
    lang thang-mây lạc lối?
    (đầu tháng Tư nào phải mùa mưa!)
    thương Em qua cầu những tháng năm xưa
    sông nước cũ vấn vương buồn xứ Huế…

    Huế,tháng Tư,1997
    HUỲNH NGỌC PHIÊN

  10. Lê Ngọc Bửu said

    LỜI THƯA THÊM:Hân hạnh giới thiệu nhà thơ Huỳnh Ngọc Phiên:
    *Tên thật Huỳnh Ngọc Phiên,sinh năm 1944,tại Ân Phú,Quảng Ngãi
    *Tiến sĩ Tóan tại AIT(Học viện Kỹ thuật Châu Á).Sau đó là Giáo sư và Khoa trưởng tại Học viện này.
    *Hiện là Giám dốc Công ty AMATA ỏ TP HCM.
    *Hiện ở tại 28H,Khu chợ Hạnh Thông Tây,Gò Vấp,TP HCM
    *Điện thọai: 0908.049.369

  11. Lê Ngọc Bửu said

    lời thưa nhỏ:Câu 4 bài thơ trên xin đoc;
    “Hồn Thơ chở Mộng Xuân thì tặng Em”

  12. Lê Ngọc Bửu said

    VÂN TRÌNH VÀO THƠ

    SƠN khê phảng phất tình EM
    Đầy mùa hoa nhớ ,xuyên rèm lễ nghi
    Tình Thơ đâu có hẹn kỳ
    Hồ Thơ chở Mộng Xuân thì tặng Em
    Trắng tầm dâu bể thâu đêm,
    Đa đoan thế tục thêm xanh bút tình
    Ta mời nhau chén Cung Đình
    Cho vòng nguyệt quế cưa mình tôn vinh
    Mắt EM-xanh một biển tình
    Bồng bềnh vũ khúc Vân Trình vào THƠ

    THANH SƠN

  13. Lê Ngọc Bửu said

    CA DAO

    Trao nhau một chút phù vân
    Là duyên kiếp hay nợ nần đó em
    Nhớ nhiều chi để buồn thêm
    Nổi trôi thân phận đêm đêm ngập ngừng
    “Tay bưng đĩa muối chấm gừng
    Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”
    Câu ca dao có từ lâu
    Nào hoa nhớ bướm nào cau nhớ trầu
    Bâng khuâng nước chảy qua cầu
    Ngẩn ngơ mây trắng bạc đầu nhớ thương

    HUỲNH CHÂU

  14. Lê Ngọc Bửu said

    NỖI LÒNG

    Yêu nàng từ thuở nào đây?
    Mình không nhớ rõ sợi dây vô tình
    Giống chẳng bóng cũng chẳng hình
    Mà sao kết chặt sự sinh thế này?
    Thuyền đời nào có ai hay
    Con tim đa cảm trò bày trớ trêu
    Đêm mộng mị,ngày khẻ kêu
    Trông ai cũng giống liêu xiêu bóng nàng
    Tóc thề bỏ xõa lưng ngang
    Bờ vai mềm mại áo hàng thanh thiên
    Giọng oanh thỏ thẻ diu hiền
    Ngây thơ trong trắng như tiên giáng trần
    Ước gì có thuật phân thân
    Đêm đêm hiện đến một lần đỡ mong
    Dù sao cũng thỏa mộng lòng
    Chút tình trinh bạch đọng trong nỗi niềm.

    NGÂN GIANG

  15. Lê Ngọc Bửu said

    Lời thưa:Hân hạnh giới thiệu một nhà thơ mới:HUỲNH CHÂU(trong
    nhóm Giọt Đường Thi và Hương Lâng xứ Quảng)
    Huỳnh Châu(tên thật và cũng là bút hiệu)sinh năm 1940 tại Ân Phú,Sơn Tịnh,Quảng Ngãi.Cử nhân Văn khoa Huế,dạy trung học ở Quảng Ngãi.Hiên vê hưu và ở tại 23,Lê Ngung,QN.ĐT:(055)823384.

    THƯƠNG QUÁ CHIỀU ƠI

    Thương quá chiều ơi,thương quá người ơi
    Vệt nắng nào phai hiu hắt bên trời
    Còn chút hương buồn vương trên mái tóc
    Rồi cũng theo mây theo gió tơi bời

    Em xòe bàn tay ôm vàng nắng hạ
    Để lại bâng khuâng trong cõi vô thường
    Một đời cô đơn trông chờ xứ lạ
    Mà nghe xôn xao tiếng hát thiên đường

    Em đi giữa đời nửa vòng tay khép
    Lòng nghe mênh mang nhớ tuổi xuân thì
    Cho em ,cho anh,cho tình chật hẹp
    Lá đã xa cành để gió cuốn đi

    Mai mốt xa rồi dù nhớ dù không
    Để dấu tin yêu còn lại tuổi hồng
    Thương quá chiều ơi về ngang lối cũ
    Giờ đã nghìn trùng giờ đã mênh mông…

    HUỲNH CHÂU

  16. Lê Ngọc Bửu said

    VẦN THƠ NGÀY CŨ

    Là Em đó ta chờ trong mộng ảo
    Buổi bình minh nhân loại đẫm hương yêu
    Vì yêu Em ta mới biết làm thơ
    Biết hò hẹn cùng gió trăng một thuở

    Vì yêu Em muôn đời ta mắc nợ
    Thơ cùng ta thao thức những đêm sương
    Ta theo em trên muôn vạn nẻo đường
    Ngoài mặt nhân gian–giữa vùng bóng tối

    Những sắc cầu vồng chỉ mình Em thấy
    Một mình Em là đủ cả hương đời
    Em đăng quang lặng lẽ giữa lòng tôi
    Cười nâng trong tay chất men thần bí

    Rượu em chuốc ta say vùi ngạo nghễ
    Mộng quân vương quên mất cả vương triều
    Đem ngai vàng đổi sóng mắt người yêu
    Nhận nhát kiếm tử thương làm nghi lễ

    Và từ đó thơ buồn như bóng lệ
    Em về đâu trên vạn nẻo đường sầu
    Những đêm dài khi gió hát trên cao
    Ta ngơ ngẩn chắp vần thơ ngày cũ…

    HOÀI CHI

  17. Lê Ngọc Bửu said

    TÔI SẼ VỀ

    Dù dòng đời có ngăn cách với chia phôi,
    TÔI SẼ VỀ tìm em giữa một mùa xuân…

    Xuân nào sẽ đến-Đón tôi về
    Gặp lại em thơ tận nẽo quê
    Vất vả bao năm đời gắn bó
    Quên ngày tháng trống chuỗi lê thê!

    Thời gian thấm thoát cứ hoài trông
    Ấp ủ tình riêng chặt sóng lòng
    Vỗ giấc miên trường tâm mãi tịnh
    Thanh xuân tuổi ngọc,tựa bên song.

    Xuân nào bến cũ -Đón tôi qua
    Chiến cuộc tràn lan phủ khắp nhà
    Lệ nhỏ buồn hiu trên khóe mắt
    Xuân không pháo nổ,lại không quà!

    NGÂN GIANG

  18. phuongle_my said

    THỌ LỘC YÊU THƯƠNG

    MƯỠU

    Ai về Thọ Lộc quê tôi,
    Nhắn rằng ta vẫn bồi hồi nhớ thương.
    Cách sông, cách núi, xa đường,
    Tình yêu kỹ niệm quê hương khó mờ.

    Thôn Thọ Lộc ở bên bờ Trà Khúc,
    Đường quanh co đôi lúc ngập lúa vàng.
    Cũng đình, cũng chùa miếu thật khang trang,
    Nhưng ai biết dân làng còn lam lũ.
    AN lạc thiên niên thì bất hũ,
    KHÁNH thành vạn đại vĩnh vô khiêm. (1)
    Thẳng tấp chân trời là cánh đồng chiêm,
    Vui bay lượn đàn chim âu lướt cánh.
    Cuộc sống thanh bình, dân hiền đức hạnh,
    Tạo lớp người khoẻ mạnh, sống vui tươi.
    Nhớ nhau nhắn gợi đôi lời.

    MỸ LÊ PHƯƠNG

    (1) AN KHÁNH là một xóm trù phú nhất của thôn Thọ Lộc nằm ngay
    trên bờ Trà Khúc

  19. Lê Ngọc Bửu said

    DÒNG SÔNG QUÊ TÔI

    Trà Giang quê tôi vươn dài nhiều xã
    Nước trong xanh êm ả chảy ra khơi
    Dòng nước ngọt nuôi dưỡng cả quảng đời
    Thắm rau lúa tốt nhanh màu xanh mượt
    Chiếc thuyền buồm no gió chạy xuôi ngược
    Mang gỗ về chuyển gạo mắm đi lên
    Giúp người dân đủ thực phẩm tuyến trên
    Ổn định cuộc sống cho miền sơn cước
    Dựa ven sông mọc lên bờ xe nước
    Bánh quay tròn chạy suốt cả ngày đêm
    Đưa nước đến ruộng vườn tươi tốt thêm
    Đủ no ấm cho mọi người nghèo khó
    Mùa bão lũ mưa nhiều trời lộng gió
    Nước dâng tràn trải khắp đất phù sa
    Cây cối sum sê kết trái đơm hoa
    Vụ bội thu các chủ vườn mong đợi
    Sông quê hương trong sáng tuyệt vời
    Nước lung linh in bóng khắp mọi nơi
    Con đò nhỏ rộn ràng người qua lại
    Cảnh thanh bình lòng tôi mãi sáng ngời.
    ANH NGUYỄN

  20. Lê Ngọc Bửu said

    VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG

    Về đâu-lạc bước về đâu nhỉ?
    Bỏ lại sau lưng những hẹn kỳ!
    Kỷ niệm còn vương trên mái tóc
    Bâng khuâng tưởng nhớ chút xuân thì

    Ta về góp nhặt dư âm thử
    Mỗi bước trong mơ lại ngỡ như…
    Tiếng vọng đâu đây mùa phượng cũ:
    Anh ơi!Hạ hết đã sang thu

    Tình ta đã lặng mùa dông bão
    Sóng gió qua đi nỗi khát khao
    Đọng lại trong tim niềm cảm mến
    Bồi hồi lưu luyến biết là bao

    Chiều nay cảm thấy lòng hoang dại
    Trắc ẩn sâu xa-bỗng nhớ ai?
    Cách biệt-lần đi là mãi mãi
    Tình ta đã chết,cố nhân ơi!
    NGÂN GIANG

  21. Lê Ngọc Bửu said

    Và cũng xin giới thiệu nhà thơ ANH NGUYỄN–trong nhóm thơ”Giọt
    Đường Thi và Hương Lâng (xứ Quảng).Tên thật là Nguyễn Phế,sinh năm 1937.Quê quán:Thôn Thọ Lộc,Tịnh Hà,Quảng Ngãi.Hiện ở tại quê
    nhà.Điện thọai:(055)670.555.

    AN HẢI SA BÀN
    Sơn Tịnh miền đông đã rạng danh
    Nhấp nhô mâm cát tựa như tranh
    Sa Kỳ bến cảng thuyền về sớm
    An Hải làng nghề cá trãi nhanh
    Mỹ vị bồi thêm nguồn bổ dưỡng
    Cao lương tăng đủ chất tươi xanh
    Trăng khuya chếch bóng xuyên mành lưới
    Ngọn sóng xô bờ rộn rã thanh

    Anh Nguyễn

  22. Lê Ngọc Bửu said

    Xin giới thiệu một bạn thơ trong nhóm thơ “Giọt Đường Thi và Hương Lâng xứ Quảng” với “TNQN”,một Website Thơ được ca ngợi là
    “Tuyệt vời”:Nhà thơ NGÂN GIANG
    Ngân Giang–bút hiệu của Y sĩ Đỗ Đức Nhuận–sinh năm 1940 tại thôn Ngân Giang,Tịnh Hà,Quảng Ngãi.Hiện ở 247/10/2,Đại lộ Hùng Vương,Quảng Ngãi.Điện thọai:(055)825.109.

    CHIỀU THIÊN ẤN

    Mơ màng dáng đứng cạnh dòng sông
    Tịch mịch yên hà giữa chốn không
    Tỉnh giác-đâu đây chuông đổ gọi
    Bừng mê-khoảnh khắc khách chờ trông
    Chùa thiêng,tích đức bao người viếng
    Giếng Phật,ươm thiền lắm kẻ mong
    Một thoáng hành hương rời thế tục
    Phong trần,nhẹ bớt cảnh thương lòng!

    Ngân Giang

  23. Xuanle said

    VẠN LÝ TÌNH

    Muôn dặm quan san cuộc viễn trình
    Còn đâu nét ngọc ..dáng thư sinh?
    Thơ sầu lạc vận đem trao gởi
    Rượu nhạt màu phai nhấm một mình.
    Cơn bấc lạnh lùng..đêm giá buốt
    Giọt nồm ấm áp buổi bình minh
    Quỳnh hoa theo gió hương thoang thoảng
    Cánh nhạn bay xa ..vạn lý tình.

  24. Xuân Lê said

    THIÊN BÚT HOÀI CẢM

    Bút vẫn còn đây,vẫn đứng đây
    Phong sương tuế nguyệt nét hao gầy
    Trơ vơ đỉnh núi vầng trăng khuyết
    Lác đác chân đồi chiếc lá bay
    Thiên Ấn ngàn năm in dấu ấn
    Phê vân vạn thưở vẽ vờn mây
    Nước non mang nặng tình non nước
    Biết đến bao giờ dạ mới khuây

    Xuân Lê

  25. Lê Ngọc Bửu said

    LOVE’S PHILOSOPHY(by PERCY BYSSHE SHELLEY)
    TRIẾT TÌNH

    Là suối,bao giờ cũng luyến sông,
    Nồng nàn sông nhớ biển mênh mông
    Gió hiền-hơi thở trong trời đất-
    Ru mãi ngàn năm nhịp sống hồng.
    Chẳng có gì riêng giữa cõi trần,
    Thiên nhiên buộc chặt những tình thân,
    Mối dây vạn vật dường tha thiết,
    Sao lại hai ta chẳng xích gần?

    Ngút ngàn đỉnh núi ấp mây vương,
    Kìa!sóng đùa xô vỗ đại dương,
    Không một hoa nào còn ngất ngưởng
    Nếu mà ngạo nghễ giữa phong sương.
    Mặt đất chan hòa nắng thủy tinh,
    Trăng xanh đắm đuối biển xuân tình.
    Làm sao biết được hôn thi vị
    Nếu chẳng hôn nào em tặng anh?

  26. Lê Hà Sang said

    Chào Thầy!

    Lâu quá không gặp lại thầy, sức khoẻ thầy dạo này tốt không?

    Thầy cho em xin địa chỉ nhà ở Gò Vấp để khi nào rãnh ghé thăm thầy

    Rgds
    Lê Hà Sang

    ps: Sang là GV hồi dạy ở Thanh Bình, số đt của em 0909 18 87 18

  27. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    11-
    Mỗi nơi Nguyễn Bính đi qua,nơi đó có vết hồn Nguyễn Bính lưu lại
    trong thơ.Bề rộng thơ Nguyễn Bính dàn trải khắp bốn miền đát nước.Chuyện gì cũng có thể làm Nguyễn Bính xúc động:từ thoáng bướm bay sang nhà hàng xóm…cho đến cô lái đò lỡ tuổi xuân….
    Vì thế ta không thể xem Nguyễn Bính viết bài”Cô gái vườn Thanh”
    là vì CHÚT DƯ HƯƠNG tên tuổi TTKH.
    Lại nữa,khi tên tuổi TTKH được ghi vào văn học sử thì Nguyễn Bính đã là chủ nhân một gia tài thơ gồm hơn một nghìn bài(theo Thi nhân Việt Nam).Nếu ta nói Nguyễn Bính là nhà thơ lớn:chắc không ngoa?
    Ta có một GIỌT LỆ GIAO CẢM dâng cho người nghệ sĩ tài hoa này
    cũng là lẽ thường tình của người có TRÁI TIM ĐỒNG ĐIỆU.

    VI-THÂM TÂM,NGƯỜI CHÍNH THỨC ĐỐI THOẠI VỚI TTKH TRONG CUỘC TÌNH
    THƠ TTKH
    Một chứng tích văn học chưa thể–có thể là không thể–xóa đi được sư hiện diện:
    *Bốn bài thơ ký tên TTKH:
    .Hai sắc hoa Ti-gôn(Tiểu thuyết thứ Bảy-số 179)
    .Bài thơ thứ nhất(TTTB-182)
    .Đan áo (Phụ nữ Thời đàm)
    .Bài thơ cuối cùng(TTTB-217)
    *Ba bài thơ ký tên Thâm Tâm:
    .Màu máu Ti-gôn(Gởi TTKH)
    .Dang dở (Tặng TTKH)
    .Các anh (Gởi TTKH)
    BẢY BÀI THƠ này neo chặt nhau như mắt xích,tạo nên CUỘC TÌNH THƠ
    TTKH.Cùng với NGƯỜI-TÌNH-THƠ BÍ ẨN,cuộc tình thơ này đã tạo ra
    “Huyền Thoại TTKH”,một huyền thoại thi ca CÓ-MỘT-CHƯA-HAI trong
    văn học Việt Nam.
    Có người cho bài thơ”Đan áo” không chắc của TTKH,nhưng ta làm sao giải thích khi “Bài thơ cuối cùng” có đọan nhắc đến bài”Đan
    áo”:
    “Chỉ có ba người đã đọc riêng
    Bài thơ “Đan áo “của chồng em
    Bài thơ “Đan áo” nay rao bán
    Cho khắp người đời thóc mách xem”
    Nếu công nhận bài”Đan áo”là của TTKH,ta không thể phủ nhận bài
    “Các anh” của Thâm Tâm,người DUY NHẤT và là người CÓ THẨM QUYỀN
    BẬT NHẤT đối thoại với TTKH:
    “Kéo dài một chiếc áo len
    Tơ càng đứt mối Nàng càng đứt dây

    Em về ĐAN nốt tơ duyên
    Vào tà ÁO mới đừng tìm duyên xưa”
    Giả sử cả hai bài ấy đều không phải của hai tác giả đó,thì tại sao cả Thâm Tâm lẫn TTKH đều không lên tiếng phủ nhận?Chẳng lẽ
    họ thờ ơ với những đứa con tinh thần của họ đến thế sao?!
    Cà hai người đều thực hiện lời hẹn:
    “Cố quên đi nhé câm mà nín
    Đừng thở than bằng những giọng thơ”
    Quả thật cả hai người đã đạt đến tuyệt đỉnh của IM LẶNG
    –NÀNG MẤT HÚT:Nàng là người mà giới yêu thơ đã và đang tìm kiếm
    nhưng vẫn chưa–hy vọng sẽ không bao giờ–GẶP:Phải chăng Nàng là
    người đi theo dấu chân Lưu Nguyễn?
    –CHÀNG THÌ HIỂN NHIÊN”CÂM MÀ NÍN”:Chàng là người giới yêu thơ
    muốn biết:có phải là người-tình-thơ của TTKH không?
    Người có thể thay thế Chàng trả lời câu hỏi này là TÂM THỨC
    LÃNG MẠN CỦA NGƯỜI YÊU THƠ.
    (chấm và hết)

  28. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    10-
    –MÙA THU TÀN:Định mệnh đã đưa TÌNH NÀNG vào NGÕ CỤT BI THƯƠNG,
    khép kín một mối tình.Ngọai cảnh lần này tác động vào Nàng làm
    Nàng run sợ:
    “Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
    Chiều thu HOA ĐỎ rụng chiều thu…”
    –Giữa hai mùa thu NỞ-TÀN:dòng thời gian chuyên chở mối tình “Hai sắc hoa Ti-gôn”.Giữa dòng bồng bềnh theo năm tháng,
    linh cảm trong Nàng như mách bảo:
    “Cánh hoa tựa TRÁI TIM TAN VỠ
    Và ĐỎ như màu MÁU thắm phai”
    Và hiện thực tình Nàng diễn ra như linh cảm.Tiếng nấc từ trái
    tim Nàng rung lên thành lời bi thiết;
    “Nếu biết rằng tôi đã có chồng
    Trời ơi! người ấy có buồn không,
    Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
    Tựa trái tim phai,tựa MÁU HỒNG?”

    V-GIỌT LỆ DÀNH CHO NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH:
    Trước mộ Đạm Tiên,Kiều nhỏ lệ,giọt lệ của Khách đa tình thương người đồng điệu.
    Bài thơ “Cô gái vườn Thanh” là kết tinh của những giọt lệ thương cảm mà Nguyễn Bính rung động vì chuyện tình của một thiếu
    phụ:
    “Đêm đêm bên cạnh chồng già
    Và bên cạnh bóng người xa hiện về.”
    Hài hòa cùng tiếng lòng vang vọng từ thơ TTKH qua “Hai sắc hoa
    Ti-gôn”,một hòai niệm thiết tha đối với Nguyễn Bính:
    “Truyện xưa hồ lãng quên rồi
    Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh
    Bao nhiêu gian khổ vì tình
    Cớ sao giống hệt chuyện mình GẶP xưa”
    Chuyện tình đó nhà thơ Nguyễn Bính đã GẶP chứ không phải DẤN THÂN vào.Và rồi nhà thơ bâng khuâng:
    “Phài chăng mình có nên NGỜ
    Rằng người năm ấy bây giờ là đây?”
    “Ngờ” nghĩa là không xác quyết.Chuyện lòng giống chuyện lòng.
    Vậy sao ta có thể nghĩ nhà thơ cố ý dấn thân vào chuyện tình
    TTKH được?
    Lại nữa,khác với Thâm Tâm làm thơ để GỞI,Nguyễn Bính làm bài thơ
    “Cô gái vườn Thanh” để TẶNG TTKH,vi mối cảm thông đồng điệu.
    “Gửi” là nói với,là đối thoại.”Tặng” là tự nguyện “Trao”,không mong được trả.
    Nguyễn Bính là một thi sĩ,nghĩa là:
    “…ru với gió và vơ vẩn cùng mây”
    Đặc tính lãng mạn này là cốt tủy của Thi nhân.Với Nguyễn Bính,chất lãng mạn còn phong phú hơn nữa:
    “Nắng mưa là bệnh của trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”
    (còn tiếp)

  29. thinhanquangngai said

    Thưa tác giả Lê Ngọc Bửu

    Để tránh những comment không liên quan đến bài chính, mong anh đăng tiếp tục các sáng tác của anh ở đây, rồi sau đó chúng tôi mang nó vào trang chính.

    Rất cảm ơn
    Chúc anh vui

    BĐH-TNQN

  30. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    9-
    Ta lắng nghe Nàng tâm sự:
    “Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
    Thấy AI CŨNG ví cánh hoa xưa”
    “Ai cũng” có nghĩa là “có nhiều”,it nhất là hai:
    Một có thể mượn ý từ truyện ngắn “Hoa Ti-gôn”:”…một dây hoa”Tigôn” nhỏ ép rời ra:những nụ hoa chum chúm HÌNH QUẢ TIM VỠ,
    ĐỎ HỒNG như nhuộm MÁU đào.”
    Một nữa–ít ra là một nữa–TTKH mượn ý từ GÁNH HÀNG HOA của Khái Hưng:”Hoa leo Ti-gôn sắc ĐỎ sắc HỒNG,sắc TRẮNG,năm nào cũng vậy,MỘT MÙA TÀN lại MỘT MÙA NỞ.Nó chẳng giống lòng bất trắc của con người…”
    Trong thơ TTKH,Nàng lấy HAI MÀU hoa làm ĐỀ TỰA bài thơ:HAI SẮC hoa Ti-gôn (đỏ và hồng là một)và HAI MÙA THU:
    –MÙA THU NỞ,Nàng và người-tình-thơ trên đường vào tình sử,ngọai
    cảnh không lay động tâm tư Nàng:
    “Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn”
    Tình Nàng trong trẻo quá:
    “Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
    Cánh hoa tan tác của sinh ly
    Cho nên cười đáp:MÀU HOA TRẮNG
    Là chút lòng trong chẳng biến suy”

  31. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    8-
    IV-NGUỒN CẢM XÚC TẠO NÊN “HAI SẮC HOA TI-GÔN”

    Có người cho”Hai sắc hoa Ti-gôn” hình thành do cảm hứng từ truyện ngắn “Hoa Ti-gôn”của Thanh Châu.Thế Nhật còn hùng hồn hơn:”Nó (Hoa Ti-gôn)là nhân vật chính trong cuôc tình thơ của
    TTKH.Nếu không có”Nó”,chắc chắn sẽ không có TTKH.”
    Rất nhiệt tình nhưng hơi vội vàng!
    Truyện ngắn “Hoa Ti-gôn” và thơ TTKH là hai thực thể không đồng nhất.Có tâm sự là có thơ .Thơ là tiếng lòng của thi nhân.Nỗi lòng TTKH cô đọng thành thơ TTKH.TTKH có thể lấy cảm hứng từ truyên ngắn “Hoa Ti-gôn” nhưng không thể nào là sản phẩm của
    “Hoa Ti-gôn”.Thơ TTKH là tự phát và tự tại.Không có truyện ngắn
    “Hoa Ti-gôn”,TTKH vẫn xuất hiện trên Thi đàn Việt Nam.”Hai sắc
    hoa Ti-gôn”vẫn ra đời vì mối tình của TTKH.qua bao mùa thu u uẩn,đã biến thành TRÁI SẦU TƯƠNG TƯ chín mọng.

  32. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    7-
    Là cây bút đứng đắn,thận trọng với tia nhìn sắc sảo,Thanh Châu đã đẩy lùi một vài HƯ CẤU VỀ HUYỀN THOẠI TTKH vào BÓNG TỐI HOANG
    ĐƯỜNG.Đúng ông là người bạn chân tình của TTKH,nhưng vẫn không thể xem ông là NGƯỜI TÌNH-THƠ của TTKH.Thanh Châu thành thật thú
    nhận:”…Hồi đó tôi còn trẻ nên KHÔNG MẤY QUAN TÂM đến các bà phụ nữ làm thơ”(trích bài “Nói thêm về TTKH”của Thanh Châu,199o)
    Ở một đọan khác,cũng trong bài trên,Thanh Châu thỏ thẻ:”…Vì vậy ngày Trần Huyền Trân còn chưa bệnh nặng,tôi đã HAI LẦN GẶNG
    HỎI anh về MỐI TÌNH CỦA THÂM TÂM VÀ TTKH:có thực hay không?…”
    “Không mấy quan tâm” gần như đồng nghĩa với”thờ ơ,hờ hững”.Làm
    sao ta có thể gọi NGƯỜI TÌNH khi người ấy “THỜ Ơ,HỜ HỮNG”?Làm sao ta có thể gọi NGƯỜI TÌNH khi người ấy đi”gặng hỏi”ở một người khác về mối tình của chính mình?Làm sao ta có thể gọi NGƯỜI TÌNH khi người ấy đã từng”vuốt tóc”người “viết thư xin chữ
    ký” và đã từng “thở dài trong lúc “người đi xin chữ ký”vui?
    (”Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
    Thở dài trong lúc thấy tôi vui…”)

  33. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    6-
    III-THANH CHÂU LÀ NGƯỜI TRÂN TRỌNG THƠ TTKH,NHƯNG KHÔNG LÀ NGƯỜI-TÌNH-THƠ

    Trong cuộc tình thơ này,Thanh Châu chưa phải là NGƯỜI TRONG CUỘC.Ông vẫn là NGƯỜI NGÒAI CUỘC,ông không nhập cuộc.vẫn chưa là
    chứng nhân duy nhất,nhưng là người có MỐI QUAN TÂM ĐẶC BIỆT đến
    thơ TTKH.
    Sau khi “Hai sắc hoa Ti-gôn” ra đời,ÍT LÂU SAU,Thanh Châu viết
    “Những cánh hoa tim”.Ông lại trân trọng đưa câu thơ của TTKH,mà
    ông lấy làm đắc ý,lên hàng đầu thay lời tựa nhỏ:
    “Bảo rằng:Hoa dáng như tim vỡ’
    Thanh Châu là một trong những người trân trọng giữ ngôi vị NỮ
    HOÀNG THƠ LÃNG MẠN BI THƯƠNG TIỀN CHIẾN của TTKH.Cuối bài thơ
    đó,ông đã tha thiết:
    “Tôi mong đừng ai nên tách bạch thơ TTKH làm gì”. Ông không là
    nhà thơ,nhưng ông có tâm hồn thơ.Ông sợ sự tách bạch lạnh lùng
    có thể gây:
    “Lòng yêu thơ TTKH cũng vỡ thôi”

  34. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÁNG LÀ…
    5-
    II-CHÌA KHÓA CỦA CÁNH CỬA MỞ VÀO MÊ LỘ:

    Ai đẩy Elissa vào KHUNG CỬA HẸP?
    Ai xô Kiều vào ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH?
    Ai làm băng hoại THIÊN TÀI TTKH?
    Định mệnh ư?
    Định mệnh khắt khe đã đẩy Elissa vào”Khung cửa hẹp”,xô Kiều vào “Đọan trường tân thanh”,nhưng định mệnh không làm băng hoại
    thiên tài TTKH mặc dù định mệnh đã đưa TTKH vào NGƯỠNG CỬA ĐAU
    THƯƠNG trên ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ.
    Thế là ai?
    Ai có chìa khóa mở vào mê lộ?
    Phải chăng là câu thơ:
    “TTKH phương xa
    Có còn nhớ đến loài HOA TIM này?”
    trong bài”Hoa Tim”(NPTL,Những dòng thơ hoa,1994)
    Bài thơ nhắc lại chuyện tình TTKH.Bên dưới bài thơ,tác giả lại trịnh trọng viết thêm lời ghi chú “Xin kính gởi người chị thơ
    xa mà tôi đã dành nhiều yêu mến.”
    Ai đọc đến hai câu thơ trên và cả lời ghi chú này cũng có thể tự hỏi:”Phải chăng tác giả “Những dòng thơ hoa” biết TTKH là ai,
    và ở đâu bây giờ?”
    Tại sao ĐTL (tức NPTL)hé mở cho ta biết “Trần Thị Vân Chung là
    TTKH”?
    Trên nền tảng nào ĐTL tưởng TTVC là TTKH?
    Hai câu hỏi này là BÍ ẨN của VẤN ĐỀ.

  35. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    4-
    THƠ TTKH VÀ THƠ VÂN NƯƠNG KHÔNG THỂ LÀ MỘT:

    Không là tuyệt tác như những bài thơ tình của Xuân Diệu,Huy Cận,
    Lưu Trọng Lư…,thơ TTKH vẫn có sức cuốn hút kì diệu với phong
    thái riêng của nó.Thơ TTKH không trau chuốt,không bóng bẫy,mà lại CHÂN TÌNH.Đây là nguồn mạch cảm thông truyền thấm tận lòng
    người yêu thơ,đưa người yêu thơ,nhất là giới trẻ mang tâm sự bi thương đồng điệu,đến gần với TTKH hơn nhiều tác giả đồng thời.
    Lời thơ TTKH như lời nói thường tình xuất phát từ nỗi đau chân
    thực.Nhưng mỗi chữ,mỗi câu thơ là những giọt tình rướm máu,rỉ chảy,nhỏ xuống từ trái tim bi thương.
    Một ngày sau khi”Hai sắc hoa Ti-gôn” chào đời,thơ TTKH đã ngự
    trị trong ta.Giờ đây gần tròn 71 năm sau,và có thể 100 năm sau
    hay nhiều trăm năm nữa…thơ TTKH vẫn ngự trị trong ta,vẫn như
    một thứ gia bảo của người yêu thơ.
    Là một dòng thơ mới lãng mạn bi thương,thơ TTKH khác biệt với
    dòng thơ cổ điển,khuôn sáo,ước lệ của Vân Nương thường sử dụng
    Ta hãy đọc thơ Vân Nương (bút hiệu của Trần Thị Vân Chung)qua
    Tơ Sương,1962,bài thứ nhất của 10 bài liên hoàn,để đối chiếu:
    Sầu thu
    Ba thu dọn lại một chiều nay
    Bàng bạc mây trôi gió chuyển đầy
    Thất tịch sầu nghiêng hồ lệ thảm
    Hoàng hôn bóng ngã cánh hoa gầy
    Tâm tư ấp ủ tàn năm tháng
    Thương nhớ lan tràn úa cỏ cây
    Thu tới thu đi người vẫn vắng
    Sầu thu ghi lại mấy dòng đây
    (Trích”TTKH,Nàng là ai”,trang 161)
    Thật là một khoảng trời khá xa cách biệt giữa thơ TTKH và thơ
    Vân Nương!Đồng hóa thơ TTKH với thơ Vân Nương là làm BĂNG HOẠI
    thiên tài TTKH.
    Do đó,TRẦN THỊ VÂN CHUNG (tức Vân Nương)KHÔNG THỂ NÀO LÀ TTKH!

  36. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ…
    3-
    Cách đây khoảng mười năm,nghi án văn học này lại ngỡ được đưa ra ánh sáng.Người bỏ công rất nhiều là Thế Nhật(T-N),tác giả “TTKH,Nàng là ai”.Cuộc hành trình như có nhiều hứa hẹn.Tác giả đã lót đường mời chúng ta qua một số bài đăng ở báo Thanh niên,Nghệ thuật Thứ Bảy,NS Văn hóa,đài truyền hình TPHCM,và có thể còn đâu đó nữa.
    Đạo diễn T-N đã cho quay chậm,quay rõ cuốn phim”TTKH,Nàng là ai”.Xóm yêu thơ lại bỗng xôn xao dị kỳ.Người thì thỏa mãn vì bắt
    gặp bóng dáng nguyên thủy của Nàng.Người thì minh họa cho rõ nét
    từng chặng đường phá án,từng bước đi uyển chuyển theo sát cuộc hành trình khảo cứu nghi án văn học này.Người thì bàng hoàng và
    ngỡ ngàng như Nai Vàng của Lư Trọng Lư…!

  37. Lê Ngọc Bửu said

    TTKH,NÀNG LÀ …
    2-
    Huyền thọai TTKH không thực sự xuất phát từ vẻ quyến rũ của bài
    thơ đó,mà xuất phát từ mối tình lãng mạn đượm màu bi thương giữa
    tác giả “Hai sắc hoa Ti-gôn” và người-tình-thơ của Nàng.
    Mối tình thơ này đã làm ngún cháy không biết bao nhiêu bút mực,
    đã làm xói mòn không biết bao nhiêu tâm tư của những người yêu thơ,nhất là yêu thơ TTKH.Cũng chỉ vì ta muốn biết TTKH LÀ AI và
    ai là người-tình-thơ của Nàng.
    Sau khi để lại bài thơ cuối cùng,bỗng dưng Nàng mất hút.Một sự im lặng lạ lùng,mời gọi và ngây ngất bảy mươi mốt năm qua…
    Thỉnh thoảng Nàng như muốn hiện nguyên hình không chỉ là bóng
    dáng mỹ nhân mà còn có niềm riêng e ấp của Nàng nữa.Nhưng rồi Nàng bị vây bọc bởi làn mây ảo giác mơ hồ êm ả…
    (còn tiếp)

  38. TNQN said

    “Bạn thơ NHĐ và ban điều hành TNQN có cho tôi ngõ bày những nhận đinh của mình nơi đây không?”

    OK, thi hữu Lê Ngọc Bửu cứ việc viết. BDH chúng tôi sẽ sửa sang bài trước của LNB để đăng lên trng chính.
    Bài về TTKH xin thi hữu cứ việc!

    Quý mến!

    BDH-TNQN

  39. Lê Ngọc Bửu said

    VÀI CẢM NGHĨ NHÂN ĐỌC CUỐN “TTKH,NÀNG LÀ AI “CỦA THẾ NHẬT
    (kỉ niệm 71 năm ngày TTKH xuất hiện trên thi đàn Vịệt Nam)

    TTKH,NÀNG LÀ NGƯỜI TA VẪN CHƯA BAO GIỜ KIẾM GĂP

    1-Trong dòng thi ca lãng mạn tiền chiến,mỗi bài thơ mà Hòai Thanh Hoài Chân,tác giả”Thi Nhân Việt Nam”,tuyển đăng đều mang một sắc thái riêng,rất tiêu biểu và ít nhiều làm cho ta rung động.Nhưng có một bài thơ không được Hoài Thanh trân trọng đưa
    nguyên bài vào Thi Nhân Việt Nam lại là bài thơ sau này có sức
    quyến rũ kì diệu,cùng với tên tuổi tác giả bài thơ,ngự trị Thi đàn Việt Nam 71 năm qua:Đó là “HAI SẮC HOA TI-GÔN”của TTKH.
    Ngay từ buổi đầu,khi”Hai sắc hoa Ti-gôn” và “Bài thơ thứ nhất”
    xuất hiện trên tiểu thuyết Thứ Bảy năm 1937,Hoài Thanh đã liền cho ta biết:”Xóm nhà văn bỗng xôn xao…”
    Cùng với hai bài thơ còn lại,tất cả theo dòng năm tháng,đã tạo nên HUYỀN THOẠI TTKH

  40. Lê Ngọc Bửu said

    LỜI THƯA THẦM:

    Khi cuốn “TTKH,NÀNG LÀ AI”của Thế Nhật vừa ra mắt bạn đọc,bầu không khí thi ca chừng như lại”xôn xao”.Tôi thì có những NHẬN ĐỊNH về những NHẬN ĐỊNH của tác giả.Tuy sách gần như rơi vào lãng quên,mới đây một sinh viên tình cờ nói với tôi:”Chú ơi,cháu
    biết được ai là TTKH rôi!”Tôi chỉ cườ:”Biết được là hay,nhưng
    rằng hay thì…”
    Bạn thơ NHĐ và ban điều hành TNQN có cho tôi ngõ bày những nhận đinh của mình nơi đây không?
    Xin chúc vui và xin cám ơn

Gửi phản hồi cho Lê Ngọc Bửu Hủy trả lời