Thi Nhân Quảng Ngãi

Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này

  • Welcome to Thi Nhân Quảng Ngãi!

  • Hân hạnh chào đón quý độc giả ghé thăm. Trang này không có tính chất "đại diện" về bất kỳ ý nghĩa nào cho bất cứ địa phương hay tổ chức nào, đây chỉ là nơi đưa một số bài thơ của một số tác giả lên mạng internet. Hầu hết tác giả trong trang này là người Quảng Ngãi nhưng hoàn toàn không phải hầu hết người Quảng Ngãi làm thơ có trong trang này. Chân thành cảm ơn quý độc giả, tác giả cũng như các bạn bè thân hữu đã gởi bài, giúp trang này ngày càng có nhiều bài vở tư liệu.

  • Giới thiệu sách

  • Phiêu Lãng Ca

    Lưu Lãng Khách

  • Về Chốn Thư Hiên

    Trần Trọng Cát Tường

  • thao thức

    hà quảng

  • bài ca con dế lửa

    nguyễn ngọc hưng

  • 99 Bài Lục Bát

    Nguyễn Tấn On

  • Gieo Hạt

    Huỳnh Vân Hà

  • Quá Giang Thuyền Ngược

    Lâm Anh

  • n bài thơ ngắn

    Đinh Tấn Phước

  • Ảnh ngẫu nhiên

  • Tổng lượt xem

    • 591 171 Lượt

Archive for the ‘Nguyễn Vỹ’ Category

Nguyên tác của “Gửi Trương Tửu”- Nguyễn Vỹ

Posted by thinhanquangngai1 trên 14/04/2010

“Bài này đã đăng trong “Phụ nữ Tuần báo” Hà Nội, năm 1937, bị Hội đồng Kiểm duyệt thời bây giờ bỏ vài đoạn. Nay in đúng nguyên văn lần đầu tiên.

Nay ta thèm rượu nhớ mong ai…
Một mình nhấp nhém, chẳng buồn say!
Trước kia hai thằng hết một nậm,
Trò truyện dong dài, mặt đỏ xẫm,
Nay một mình ta một be con.
Cạn rượu rồi thơ mới véo von!
Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác,
Mà vẫn coi tiền như cỏ rác.
Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang,
Rủ nhau chè chén nói huênh hoang.
Xáo lộn văn chương với chả cá,
Chửi Ðông, chửi Tây, chửi tất cả,
Rồi ngủ một đêm Đọc tiếp »

Posted in 01. Thơ, CB1, Nguyễn Vỹ | Leave a Comment »

Nguyễn Vỹ – Nhân chứng của một thời đại

Posted by thinhanquangngai1 trên 02/03/2009

Nguyễn Vỹ – Nhân chứng của một thời đại
.Lê Ngọc Trác

Qua tác phẩm của những nhà thơ, nhà văn, chúng ta thấy họ là những nhân chứng của thời đại. Nhà thơ Nguyễn Vỹ là một trong những nhân chứng của một thời đại mà ông đã từng sống.

Nguyễn Vỹ sinh năm 1910, trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước ở làng Tân Phong (Tân Hội), huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyễn Vỹ là một người đa tài, suốt đời sống bằng nghề văn và báo chí. Ông ký nhiều bút danh: Tân Phong, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền, Tâm Trí… Từ những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, Nguyễn Vỹ đã xuất hiện trên văn đàn, tham gia viết trên tạp chí Văn học, Tiểu thuyết thứ Năm, Hà nội báo, Phụ nữ… ở Hà Nội. Và, là một cây bút chính luận sắc sảo trên các tờ báo thời bấy giờ như: Le Sygne, L’ami du peuple, La patrie Annamite…

Thừa hưởng truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ, Nguyễn Vỹ đã thể hiện tư tưởng chống Pháp, chống phong kiến và chống cả Nhật Bản trong những bài báo của mình. Chính vì vậy, năm 1937, ông bị nhà cầm quyền bắt giam 6 tháng tù ở Hà Nội vì một bài báo chống Pháp. Năm 1940, ông lại bị Nhật Bản bắt cầm tù ở Phú Yên. Năm 1945 mới được tự do. Từ năm 1946, ông sống ở Sài Gòn. Nguyễn Vỹ đã sáng lập và Đọc tiếp »

Posted in 04. Bài viết, Lê Ngọc Trác, Nguyễn Vỹ | Leave a Comment »

NGUYỄN VỸ: Say… Viết – ‘’GỬI TRƯƠNG TỬU’’

Posted by thinhanquangngai1 trên 18/10/2007

NGUYỄN VĨ: Say… Viết – ‘’GỬI TRƯƠNG TỬU’’
LÊ XUÂN QUANG

Tôi đã biết tiếng Nguyễn Vỹ từ hơn 40 năm trước nhân một lần dự sinh nhật của anh bạn viết văn trẻ Trần Qúy Thường. Khi rượu đã ngà ngà, Thường đọc cho cả bàn nghe 3 khổ thơ của bài gửi Trương Tửu, trong đó có câu ‘’… khổ như chó’’ . Mọi người nghe xong trầm trồ tán thưởng, đề nghị Thường đọc cả bài. Thường lắc đầu: Tớ cũng chỉ nghe thằng bạn là sinh viên Khoa Văn trường đại học Tổng hợp đọc, toàn bài dài, chỉ nhớ nhất đoạn thơ này, cậu ta bảo đọc tại chỗ trong thư viện Quốc gia (đường Tràng Thi Hà Nội).
– Thề thì chúng mình đến đó đọc rồi chép lại – một người góp ý.
Trần Qúy Tường lắc đầu: Cậu tưởng đơn giản thế a? Vào đây đọc phải có thẻ. Muốn có thẻ phải có tiêu chuẩn… chúng ta không thể có các tiêu chuẩn để được cấp thẻ!

Từ đó, tôi cố gắng tìm hiểu về NV nhưng không hề có sách báo nào nhắc đến tên ông. Đầu thế kỉ 21, tôi mới được đọc toàn văn bài Gửi Trương Tủu và biết chút ít về NV qua lời kể của ông Đỗ Đình Thọ, trong Nguyễn Bính Thơ và Đời. Rất may cách đây 3 tuần tôi tìm được cuốn Toàn Tập Thi Nhân Tiền Chiến Việt Nam của Nguyễn Tấn Long trong ngăn tiếng Việt của Thư viện thành phố Berlin – mới biết tường tận về thi sĩ Nguyễn Vỹ.

Những năm 30 của thế kỉ 20 – nhất là 3 năm (1936 – 1939) – Dưới tác động của Mặt trận Bình Dân lên năm quyền ở Pháp, chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp ở Đông dương được nới lỏng, văn đàn Việt Nam trở nên sôi Đọc tiếp »

Posted in 04. Bài viết, 05. Tư liệu, Nguyễn Vỹ | 4 Comments »

Cũng Thế Thôi- thơ Nguyễn Vỹ

Posted by NHD trên 19/09/2007

Cũng Thế Thôi

Lắm lúc tôi buồn tôi bảo tôi:
Nói làm chi nhỉ ? Phí lời thôi
Kệ thay thời thế, thời là thế
Trống ngược kèn xuôi cũng thế thôi!

Tả hữu xun xoe, dở lắm mòi
Cũng người xuống chó, kẻ lên voi!
Cũng phường lòi tói năm ba tự
Múa mép rùm beng, cũng thế thôi!

Bán lợn nuôi danh, chật chợ trời
Rộn ràng hôm sớm bóng ma trơi
Say sưa ngất nghểu ngày tan chợ
Phủ áo ra về cũng thế thôi!

Cứ điếc, cứ câm, cứ mặc đời
Mặc thời mặc thế, để buôn trôi
Mặc người khôn dại, còn hay mất
Ai mất, ai còn, cũng thế thôi

Nguyễn Vỹ

Posted in 01. Thơ, Nguyễn Vỹ | 1 Comment »

Sương rơi- thơ Nguyễn Vỹ

Posted by NHD trên 19/09/2007

Sương rơi

Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu …
Nhưng hơi
Gió bấc
Lạnh lùng
Hắt hiu
Thấm vào
Em ơi
Trong lòng
Hạt sương
Thành một
Vết thương
Rồi hạt
Sương trong
Tan tác
Trong lòng
Tả tơi
Em ơi !
Từng giọt
Thánh thót
Từng giọt
Điêu tàn
Trên nấm
Mồ hoang !…
Rơi sương
Cành dương
Liễu ngã
Gió mưa
Tơi tả
Từng giọt,
Từng giọt.
Tơi bời
Mưa rơi,
Gió rơi,
Lá rơi,
Em ơi !

Nguyễn Vỹ

Posted in 01. Thơ, Nguyễn Vỹ | Leave a Comment »

Gửi Trương Tửu- thơ Nguyễn Vỹ

Posted by NHD trên 19/09/2007

Gửi Trương Tửu

Nay ta thèm rượu nhớ mong ai…
Một mình nhấp nhém, chẳng buồn say!
Trước kia hai thằng hết một nậm,
Trò truyện dong dài, mặt đỏ sẫm,
Nay một mình ta một be con.
Cạn rượu rồi thơ mới véo von!

Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác,
Mà vẫn coi tiền như cỏ rác.
Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang,
Rủ nhau chè chén nói huênh hoang.
Xáo lộn văn chương với chả cá,
Chửi Ðông, chửi Tây, chửi tất cả,
Rồi ngủ một đêm mộng với mê .
Sáng dậy nhìn nhau cười hê hê!

Bây giờ thời thế vẫn thấy khó,
Nhà văn An-nam khổ như chó!
Mỗi lần cầm bút viết văn chương,
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương
Rồi nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết,
Mà thương cho tôi, thương cho anh
Ðã rụng bao nhiêu mái tóc xanh.
Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng?
Tôi làm Trạng-Nguyên anh Tể-Tướng,
Rồi anh bên Võ tôi bên Văn,
Múa bút tung gươm hả một phen?
Cho bõ căm hờn cái xã hội
Mà anh thường kêu mục, nát, thối?
Cho người làm ruộng, kẻ làm công.
Ðều được an vui hớn hở lòng?
Bây giờ chúng mình gạch một chữ
Làm cho đảo điên pho Lịch-sử!
Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa
Hất mồ nhổm dậy cười say xưa
Ðể xem hai chàng trai quắc thước
Quét sạch quân thù trên Ðất Nước ?
Ðể cho toàn thể dân Việt Nam
Ðều được Tự-do muôn muôn năm?
Ðể cho muôn muôn đời dân tộc
Hết đói rét, lầm than tang tóc?
Chứ như bây giờ là trò chơi!
Làm báo làm bung chán mớ đời!
Anh đi che tàn một lũ ngốc
Triết lý con cừu, văn chương cóc!
Còn tôi bưng thúng theo đàn bà,
Ra chợ bán văn ngày tháng qua!
Cho nên tôi buồn không biết mấy!
Ðời còn nhố nhăng, ta chịu vậy!
Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa,
Bực chí, thành say mấy cũng vừa.
Mẹ cha cái kiếp làm thi sĩ!
Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ
Rồi đâm ra điên, đâm vẩn vơ,
Rốt cuộc chỉ còn… mộng với mơ!

Nguyễn Vỹ
(Viết rồi hãy còn say)

Posted in 01. Thơ, Nguyễn Vỹ | 1 Comment »

Nguyễn Vỹ- Nhân tích của một vùng đất và một thời đại

Posted by NHD trên 04/09/2007

Nguyễn Vỹ- Nhân tích của một vùng đất và một thời đại
Đỗ Lai Thúy

Quảng Nam hay cãi
Quảng Ngãi hay co…

Thành ngữ

1. Quảng Ngãi, xét về địa lý, có điều thiệt thòi là nằm giữa Quảng Nam – Đà Nẵng và Bình Định. Trên đường thiên lý Bắc Nam, từ Đà Nẵng khách thường đi tuột vào Bình Định, bỏ qua Quảng Ngãi như một vùng đất trung chuyển, không có bản sắc riêng. Về văn hóa, quả thật người ta cũng nghĩ như thế. Sau khi đã no nê với Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, du khách hăm hở vào Bình Định xem nốt cụm tháp Dương Long, Cây me Nguyễn Huệ, thành Hoàng đế, đầm Thị Nại… Dù cho Quảng Ngãi hay co, cũng khó mà kéo níu được chân của người ngang bước.

Lần đầu tiên tôi đến Quảng Ngãi là năm 1984, khi đó tỉnh chỉ là một bộ phận của Nghĩa Bình. Công việc của tôi bấy giờ là phụ tá Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện làm phim tài liệu Đất Tây Sơn và một số chuyên san Etudes Vietnamiennes về tuồng và võ, mà đấy lại là hai đặc sản của đất Bình Định, nên, quả thực, về đất và người Quảng Ngãi tôi chỉ có một ấn tượng mía đường.

Năm 2006, sau hơn hai mươi năm, tôi mới có dịp trở lại đất này. Quảng Ngãi bây giờ đã là một chủ thể hành chính và, do đó, một chủ thể văn hóa. Tôi đã đi ngang dọc Quảng Ngãi, từ núi Ấn sông Trà đến bãi biển Sa Kỳ, lần theo dấu tích Bích Khê, thậm chí ra cả đảo Lý Sơn. Có thể nói, tôi đã phát hiện ra một Quảng Ngãi trong Quảng Ngãi mà tôi đã biết trước đây. Bởi thế, trước khi từ biệt núi Ấn sông Trà, tôi nói với anh Nguyễn Đăng Vũ, Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin:

– Nếu đọ di tích, nhất là di tích Chăm, với Quảng Nam và Bình Định, thì Quảng Ngãi chỉ có thua. Nhưng tôi thấy các anh rất giàu một loại di tích khác: đó là con người. Con người, nhất là người tài, để lại những giá trị văn hóa to lớn cho đất nước. Con người, cũng như những tượng đài văn hóa khác, dễ bị thời gian vùi lấp, nhất là khi ta nhìn bằng con mắt ý hệ, dễ bị biến thành những di tích, phế tích. Việc phục dựng một con người văn hóa khó hơn nhiều sự phục dựng những ngôi đền miếu. Nhưng chính con người Đọc tiếp »

Posted in 05. Tư liệu, Nguyễn Vỹ | Leave a Comment »

Thâm Tâm và sự thật về T.T.Kh.

Posted by thinhanquangngai1 trên 07/08/2007

Thâm Tâm và sự thật về T.T.Kh.
Nguyễn Vỹ

Trang 1/15

Trang 2 /15

Trang  Đọc tiếp »

Posted in 05. Tư liệu, Nguyễn Vỹ | 2 Comments »

Văn thi sĩ tiền chiến- Nguyễn Vỹ

Posted by thinhanquangngai1 trên 02/08/2007

Mục lục

Tựa của tác giả
Chú dẫn của nhà xuất bản

Chương một
Văn Thi Sĩ
1. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
2. Nguyễn Văn Vĩnh
3. Phạm Quỳnh
4. Vũ Trọng Phụng
5. Lê Văn Trương
6. Lan Khai
7. Lưu Trọng Lư
8. Vi Huyền Đắc
9. Khái Hưng
10. Nguyễn Tường Tam
11. Thế Lữ
12. Trương Tửu
13. Mộng Sơn
14. Nguyễn Tuân
15. Phạm Đọc tiếp »

Posted in 06. Giới thiệu sách, Nguyễn Vỹ | 3 Comments »

Nguyễn Vỹ

Posted by thinhanquangngai1 trên 01/08/2007


NGUYỄN VỸ
(Qúi sửu 1912 – Tân hợi 1971)

Nguyễn Vỹ sinh năm 1912 tại làng Tân-Hội (sau đổi là Tân-Phong, năm1945 lại đổi là Phổ-Phong), huyện Ðức-phổ, tỉnh Quảng Ngãi.Thân phụ ông tên Nguyễn Tuyên làm quan ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nhưng sau xin từ chức, còn mẹ là Trần Thị Luyến. Ngoài ra ông có người bác ruột là Nguyễn Thuyên từng bị thực dân Pháp đày Côn Đảo, anh họ là Nguyễn Nghiêm, người lãnh đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Quảng Ngãi hồi năm 1930 sau bị thực dân giết hại tại tỉnh nhà.
Ông đã từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Qui-nhơn 1924-1927, rồi phải gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.

Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, gồm độ 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Từ đó ông cộng tác với các báo chính trị và văn nghệ ở Hà Nội. Năm 1937, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ báo Việt-Pháp lấy tên là Le Cygne tức Bạch Nga. Báo này ngoài Nguyễn Vỹ còn có nhà văn tên tuổi Trương Tửu cộng tác. Rồi do Nguyễn Vỹ có viết nhiều bài viết chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp nên tờ báo bị đóng cửa, bị rút giấy phép vĩnh viễn. Còn bản thân ông bị qui kết tội “phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia”. Kết quả: ông bị tòa án thực dân tuyên phạt 6 tháng tù và 3000 quan tiền phạt.

Ông mãn tù năm 1939, lúc Pháp thất trận, quân Nhật chiếm đóng và đặt chế độ độc tài cai trị trên đất nước Việt Nam.Thế là Nguyễn Vỹ lại tranh đấu chống Nhật, ông dùng ngòi bút cho xuất bản hai quyển sách chống chế độ quân phiệt Nhật đó là: “Kẻ thù là Nhật-bản”; “Kẻ thù là Nhật-bản”.

Lần nầy cũng như lần trước, Nguyễn Vỹ bị quân Nhật bắt giam tại ngục Trà Khê ( sau này trong tạp chí Phổ thông bộ mới, Nguyễn Vỹ có kể lại những ngày sống trong tù ngục với tựa bài “ Người tù 69”).
Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra khỏi tù, sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài-gòn, trong ấy có những bài công kích chính quyền đương thời nên chỉ ít lâu sau, báo Tổ quốc bị đóng cửa.

Sau đấy, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Ðà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Ðại.Tồn tại chẳng bao lâu, báo Dân chủ cũng chung số phận với báo Tổ quốc.

Ðến năm 1952, một nhật báo khác cũng do NguyễnVỹ chủ trương là tờ Dân ta, ra đời để rồi sống chỉ được một thời gian, cuối cùng cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước của ông.
Mãi đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ thông, chú trọng về nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam.

Năm 1936, Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền thời bấy giờ, nhưng chỉ ít lâu sau ông rút lui. Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản nhật báo Dân ta (bộ mới) nhưng đến năm 1965 cũng lại bị đóng cửa và từ 1967 Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương tạp chí Phổ-thông mà thôi.

Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông mất vì tai nạn xe hơi tại Tân An, thọ 69 tuổi.

Nguyễn Vỹ (mang nhiều bút hiệu khác nhau như Diệu-Huyền, Tân-Phong, Tân-Trí vv…) nổi tiếng là một nhà báo dám nói thật, hăng hái đấu tranh. Ông đã để lại nhiều bộ tiểu thuyết, biên khảo, tập thơ và rất nhiều bài viết trên các báo như:Hoang vu (thơ-1962), Đứa con hoang (tiểu thuyết-1936), Chiếc áo cưới màu hồng (tiểu thuyết-1957), Tuấn, chàng trai đất Việt I, II *(biên khảo-1970), Văn thi sĩ tiền chiến (biên khảo-1970) vv… nhưng có lẽ, mảng biên khảo của ông là xuất sắc hơn cả.

Theo: Bùi Thụy Đào Nguyên
———————————————————————————————

Tác phẩm:

– Tập thơ đầu – Premières poésies (Thơ Việt và Pháp), tác giả xuất bản, Hà Nội, 1934
– Đứa con hoang (tiểu thuyết) Nxb Minh Phương, Hà Nội, 1936
– Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (tập truyện ngắn Việt Nam bằng Pháp văn) Nxb Đông Tây, Hà Nội, 1937
– Kẻ thù là Nhật Bản (luận đề chính trị), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1938
– Cái họa Nhật Bản (luận đề chính trị), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1938
– Đứng trước thảm kịch Việt Pháp – Devant le drame Franco Vietnamien, (luận đề chính trị bằng Việt và Pháp văn) tác giả xuất bản, Đà Lạt 1947
– Hào quang Đức Phật (luận đề tôn giáo) tác giả xuất bản, Đà Lạt 1948
– Chiếc áo cưới mầu hồng (tiểu thuyết), Nxb Dân Ta, Sàigòn 1957
– Giây bí rợ (tiểu thuyết), Nxb Dân Ta, Sàigòn 1957
– Hai thiêng liêng I
– Hai thiêng liêng II (tiểu thuyết), Nxb Dân Ta, Sàigòn 1957
– Hoang vu (thơ) Nxb Phổ Thông, Sàigòn 1962
– Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết), Nxb Sống Mới, Sàigòn 1965
– Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (biên khảo), Nxb Sống Mới, Sàigòn 1970
– Tuấn, chàng trai nước Việt I
– Tuấn, chàng trai nước Việt II, (chứng tích thời đại), Nxb Triêu Dương, Sàigòn, 1970
Văn thi sĩ tiền chiến (ký ức văn học), Nxb Khai Trí, sàigòn, 1970
– Buồn muốn khóc lên (thơ) 1970
– Mình ơi (văn hóa tổng quát) 1970
– Thơ lên ruột (thơ trào phúng) 1971
– …

Theo: Vietnam art & Culture

Posted in 15. Tác giả, Nguyễn Vỹ | Leave a Comment »