Thi Nhân Quảng Ngãi

Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này

  • Welcome to Thi Nhân Quảng Ngãi!

  • Hân hạnh chào đón quý độc giả ghé thăm. Trang này không có tính chất "đại diện" về bất kỳ ý nghĩa nào cho bất cứ địa phương hay tổ chức nào, đây chỉ là nơi đưa một số bài thơ của một số tác giả lên mạng internet. Hầu hết tác giả trong trang này là người Quảng Ngãi nhưng hoàn toàn không phải hầu hết người Quảng Ngãi làm thơ có trong trang này. Chân thành cảm ơn quý độc giả, tác giả cũng như các bạn bè thân hữu đã gởi bài, giúp trang này ngày càng có nhiều bài vở tư liệu.

  • Giới thiệu sách

  • Phiêu Lãng Ca

    Lưu Lãng Khách

  • Về Chốn Thư Hiên

    Trần Trọng Cát Tường

  • thao thức

    hà quảng

  • bài ca con dế lửa

    nguyễn ngọc hưng

  • 99 Bài Lục Bát

    Nguyễn Tấn On

  • Gieo Hạt

    Huỳnh Vân Hà

  • Quá Giang Thuyền Ngược

    Lâm Anh

  • n bài thơ ngắn

    Đinh Tấn Phước

  • Ảnh ngẫu nhiên

  • Tổng lượt xem

    • 591 163 Lượt

Archive for Tháng Hai, 2008

Quảng Ngãi ơi! Tiếng nấc không rời- Hoàng Ngọc Lễ

Posted by thinhanquangngai1 trên 28/02/2008

Quảng Ngãi ơi! Tiếng nấc không rời
Hoàng Ngọc Lễ

Tôi không phải là nghệ sĩ nhưng cuộc đời tôi lại dính liền với nhiều anh chị em nghệ sĩ, trong đó có những người đã qua đi như Nghiêu Đề, Minh Đường, Phan Nhự Thức, Vương Thanh, Lê Văn Nghĩa, Lê Vĩnh Thiều, Tạ Ký…. Tôi viết đôi hàng này để tưởng nhớ những người bạn nghệ sĩ tình nghĩa và thủy chung. Đã để lại trong tôi những kỷ niềm nồng nàn, sâu thẳm và nhiều nỗi nhớ thương.

Tôi bị đổi ra Quảng Ngãi ngay sau tết Mậu thân, khi ấy chiến cuộc ở đây vẫn đang xảy ra khắp mọi nơi, hỏa tiển đêm đêm vẫn rót về thành phố và trung tâm thị xã không mấy ngày lại không để tang vì những cái chết oan ức và đau thương. Lòng phố nhỏ bé và hẹp hòi được bịt kín bới hai căn cứ quân sự quan trọng: Tiểu khu và bộ tư lệnh sư đoàn 2. Thành phố ngập tràn khói lửa và không đâu là nơi an bình. Tuy dù mới quen biết, tôi được Chế Quân cho về trọ tại một căn gác khá rộng tại số 237 Võ Tánh, gần ngã năm Nghĩa Hành. Trong căn phòng này đã có sẵn Nghiêu Đề, vì thế tôi quen anh từ đấy.

Nghiêu Đề lớn hơn tôi 4 tuổi, dáng vẻ nghệ sĩ hao gầy và anh có một dáng đi nhẹ nhõm với vòm lưng hơi cong. Anh ít nói và miệng anh hình như lúc nào cũng nhả khói thuốc Ruby. Một loại thuốc mà hình như tôi ít khi thấy anh thay đổi. Tính khí anh rất hiền hòa và thường có một nụ cười tươi vui nhưng kín đáo.

Khi ra tới Quảng Ngãi, tôi còn duy chỉ hai bộ quần áo và cái kỷ niệm đầu tiên của những đêm đầu Quảng Ngãi hơi cay đắng đối với tôi. Những đêm dài thức giấc nồng nặc khói thuốc và hai bộ quần áo dính lấm những nước sơn màu nham nhúa. Một hôm thức dậy, đóng bộ đi làm, tôi mới khám phá ra rằng tay áo đã dính bê bết màu sơn. Mùi sơn còn nồng, hăng, chứng tỏ vệt sơn mới dính. Tôi ngao ngán, tức bực nhìn về phía Nghiêu Đề thì anh ta đang ngáy ngủ. Buộc lòng tôi phải xúông lầu tìm Chế Quân cầu cứu. Chế Quân cũng vóc dáng Đọc tiếp »

Posted in 04. Bài viết, 14. Thân hữu | Leave a Comment »

Dạ thanh- thơ Ngô Kiểm

Posted by thinhanquangngai1 trên 27/02/2008

Dạ thanh

Đêm Đức Lợi
Vắng nghe đến lạ!
Tiếng quê hương trầm mặc,
Thiết tha.
Nghiêng nghiêng tiếng Cha,
Thăng bằng tiếng Mẹ,
Chông chênh tiếng sóng biển vỗ bờ.

Đêm Đức lợi
Thấm tình xa xứ!
Tiếng trở mình khó nhọc,
Gian lao.
Vững chãi Thái sơn,
Hai vai vất vả,
Nay trông mong con cháu đỡ dìu.

Đêm Đức Lợi
Đẫm lòng thương nhớ!
Tiếng rên hờ nghe thấm
Thời gian.
Trong suốt Nước nguồn,
Nuôi con đằng đẵng,
Giờ chờ con xao xuyến cõi lòng.

Đêm Đức Lợi
Chạnh lòng thế sự!
Ước gì ở lại
Đừng đi nữa.
Đau đáu mưu sinh
Cuộc sống việc làm,
Đêm Đức Lợi vắng lại dài thêm.

Ngô Kiểm
Nguồn: TNQN nhận từ tác giả

Posted in 01. Thơ, Ngô Kiểm | 3 Comments »

Ngô Kiểm

Posted by thinhanquangngai1 trên 27/02/2008

NGÔ KIỂM

Sinh năm 1970, An Chuẩn, Đức Lợi, Mộ Đức, Quảng Ngãi
Hiện nay ở Đà Lạt, Lâm Đồng
E mail: ngokiemdalat@yahoo.com.vn

Posted in 15. Tác giả, Ngô Kiểm | 1 Comment »

Hà Huy Hoàng- “Thi nhân huyện lỵ”!

Posted by thinhanquangngai1 trên 26/02/2008

HÀ HUY HOÀNG – “THI NHÂN HUYỆN LỴ”!
Tạ Văn Sỹ

Huyện lỵ đó là huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi mà thời gian vừa qua trở nên nổi tiếng cùng với sự có mặt cuốn Nhật ký của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Đấy là vùng bán sơn địa, sau lưng là núi, trước mặt là biển, giữa mấp mô đồi gò hóc trũng hắt hiu nghèo và buồn…Và thi nhân huyện lỵ ấy có cái tên rất… “hoành tráng” là Hà Huy Hoàng – một thợ may đo tuổi đang chớm vào độ trung niên.

Trước hết hãy nghe thi nhân tự giới thiệu mình qua các trích đoạn từ bài thơ nhan đề “Thi nhân huyện lỵ” mà người viết bài này tạm mượn để đặt cho tên bài viết “- Thi nhân huyện lỵ thật thương/ Thăng hoa cũng lắm chán chường cũng ghê/ Nửa đời quanh quẩn xó quê/ Mà thơ với nỗi đam mê cháy bùng”! – Ấy là tự vịnh, còn đây, thi nhân tự giễu: “Thi nhân thì giống… khoai sùng/ Lại làm ra vẻ anh hùng sa cơ/ Ngày dệt mộng đêm ươm mơ/ Mà hốc hác mà bơ phờ tóc râu/ Thơ thì chả đẩu vào đâu/ Cũ càng như thể núi Dâu gò Chùa/ Lêu bêu thứ quả trái mùa/ Ngọt ngon thì ít, chát chua thì nhiều”! – Mặt dù tự trào chua chát thế nhưng mà không hẳn vậy đâu! –Đây này – “Mặc cho túi thích mẹ hều/ Mà lòng trình trịch bao điều, người ơi”! Túi rỗng mà lòng nặng! Hẳn người thơ có lắm nỗi đau đời? Âu cũng là cái bệnh chung của muôn đời thi sĩ.

Chính vì lẽ ấy mà trở đi trở lại trong thơ Hà Huy Hoàng ta luôn bắt gặp những ưu tư day dứt về con người và cuộc đời, về thi ca và lương tri nghề Đọc tiếp »

Posted in 03. Bình thơ, Hà Huy Hoàng | Leave a Comment »

Phạm Minh Châu- “Lột vỏ bóng tối”? hay tự lột xác thơ mình

Posted by thinhanquangngai1 trên 26/02/2008

PHẠM MINH CHÂU- “LỘT VỎ BÓNG TỐI”? HAY TỰ LỘT XÁC THƠ MÌNH
(Đọc tập thơ “Lột vỏ bóng tối” của Phạm Minh Châu)
Nguyễn Đức Phước

“Lột vỏ bóng tối” – NXB Hội Nhà văn năm 2008 – là tập thơ thứ tư của Phạm Minh Châu. Sau ba tập thơ trước là “Bóng thời gian” (1999), “Cao nguyên trắng” (2001), “Vùng nắng thấp” (2005), anh viết theo thể thơ truyền thống thì đến “Lột vỏ bóng tối” thơ anh như được lột xác:

Chờ mặt trời mọc lên sau ráng đỏ
Như vỡ ra
Như lột vỏ bóng tối
Con người ngửa mặt lên
Hít làn gió thật mới
Thật trong.

(Lột vỏ bóng tối)

Khi mà thị trường thơ hiện nay làm cho người đọc quá quen thuộc với những giọng điệu du dương tẻ nhạt thì Phạm Minh Châu đã luôn trăn trở và cố gắng tự đổi mới thơ mình. Và như những người làm thơ khác khi vướng vào nghiệp thi ca, dù biết rằng theo đuổi nó có thể chẳng có kết quả gì, nhưng không vì thế mà anh bỏ dở, anh vẫn sống hết mình với thơ. Và theo tôi đối với Phạm Minh Châu cái mất thì nhiều nhưng cái được cũng không ít:

Ném vào văn chương
Điều trăn trở
Cuộc sống cận thị
Ngôn từ không mặc áo
Câu thơ ướt sũng.

(Những ngôi sao mơ ước)

Những câu thơ mới đọc tưởng chừng chẳng ăn nhập gì nhau, nhưng những hình ảnh đa chiều ấy là một tổng thể của cuộc sống, cái gì đó rất gần gũi, rất trần trụi nhưng Đọc tiếp »

Posted in 03. Bình thơ, Phạm Minh Châu | 1 Comment »

Là hắn- thơ Trần Thị Cổ Tích

Posted by thinhanquangngai1 trên 25/02/2008

Là hắn

cái gã ba lơn ngày ấy
giờ ra chơi nào cũng gọi tên tôi
để rồi nhận lại
cái nguýt dài rất “chảnh”

dòng đời bon nhanh
mỗi người một cảnh
gã lại gọi ngày gọi đêm
gọi mưa gọi nắng
gọi khi đời bầm dập
gọi khi lòng đớn đau
gọi lâu đến thế mà tôi không nghe
đến khi nghe rồi sao tôi không hiểu
trời đất ơi!
gã dấu tình yêu ở đâu kỹ thế
ba mấy năm rồi vẫn trong trẻo tinh khôi
chiều nay gã lại gọi tên tôi
giữa những dòng thơ
và… tôi hiểu.

Trần Thị Cổ Tích

Posted in 01. Thơ, Trần Thị Cổ Tích | 1 Comment »

Giáng Sinh xanh- thơ Trần Thị Cổ Tích

Posted by thinhanquangngai1 trên 25/02/2008

Giáng Sinh xanh

Anh đã về! Noel này không lạnh nữa
Em ngửa mặt nhìn trời
trái tim mở
hân hoan
Bao muộn phiền trôi vào gác chuông yên ngủ
Thả tiếng cười bay. Ô! Jingle Bell…
Em như chú chuột Jerry nhảy nhót trên phím dương cầm
Như con tuần lộc kéo chiếc sleigh vút giữa trời tuyết trắng
Chúng ta bên nhau đôi bàn tay ấm
Nở lại giấc mơ đời xanh biếc những vì sao
Thắp lên ngọn nến tình một lần lơ đãng
Ta đánh rơi giữa chiều lạnh Giáng Sinh xưa
Vâng. Anh đã về!
Noel không bao giờ lạnh nữa
Em ngửa mặt đón trời
trái tim mở
hân hoan!

Trần Thị Cổ Tích

Posted in 01. Thơ, Trần Thị Cổ Tích | 6 Comments »

Trần Thị Cổ Tích

Posted by thinhanquangngai1 trên 25/02/2008


TRẦN THỊ CỔ TÍCH

Tên thật: Trần Thị Trâm
Sinh năm 1955 tại Quảng Ngãi
Hiện đang sinh sống tại Quảng Ngãi.

Posted in 15. Tác giả, Trần Thị Cổ Tích | Leave a Comment »

Khoảng vô hình- thơ Phạm Minh Châu

Posted by thinhanquangngai1 trên 25/02/2008

Khoảng vô hình

Úp mặt vào đêm
Nghe gió, chạm vào nhau
Một thứ âm thanh huyễn hoặc
Một vật cứng
Vô hình
Không sờ được
Cứ.
Đè lên
Thân phận mỗi con người.

Úp mặt lại sau
Thử
Không nhìn về phía trước
Tiếc
Những thời gian ngồn ngộn ước mơ
Dòng sông trôi đi
Mây trôi đi
Những gì tinh tuý hoá kiếp

Rồi,
úp mặt vào em
Nghe chìm thổn thức
Vỗ về những : ước – mơ – tôi

Phạm Minh Châu

Posted in 01. Thơ, Phạm Minh Châu | Leave a Comment »

Đà Lạt Đêm- thơ Phạm Minh Châu

Posted by thinhanquangngai1 trên 25/02/2008

Đà Lạt Đêm

Những ngôi nhà
Ngủ trong rừng
Như cô bé lọ lem
Vẻ đẹp
Tiên
huyền diệu

Thành phố
Chong đèn canh giấc ngủ
Liễu buông rèm
che Tiên.

Phạm Minh Châu

Posted in 01. Thơ, Phạm Minh Châu | Leave a Comment »

Có một khoảng trống- thơ Phạm Minh Châu

Posted by thinhanquangngai1 trên 25/02/2008

Có một khoảng trống

Trong khoảng mông lung của vũ trụ
hãy giữ cho ta một góc ta cần
góc cảm xúc
góc bâng khuâng
góc man mác
góc buồn,lặng lẽ
góc yêu thương và,
góc đời
biết san sẻ những nỗi đau

Ở góc nào ta cũng thể cho nhau
chút hương vị
tình yêu
tình bạn

Chút nhớ,
chút thương
của những tâm hồn phiêu lãng
mãi rong chơi
quên tháng,quên ngày

Có góc nào,ta phải cho ai
chút ngớ ngẩn
chút hờn,chút giận
chút xôn xao
rung động,
bồi hồi

ở góc nào là góc của thơ tôi ?

Phạm Minh Châu

Posted in 01. Thơ, Phạm Minh Châu | Leave a Comment »

Hoãn phát hành tập thơ Trần Dần, thiệt không (?)

Posted by thinhanquangngai1 trên 25/02/2008

Hoãn phát hành tập thơ Trần Dần, thiệt không (?)

Mấy ngày gần đây đọc tin trên nhiều trang web, tui được biết tuyển tập Thơ Trần Dần (Công ty Văn hoá & Truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành) sẽ ra mắt độc giả vào ngày thơ Việt Nam 21.02.2008 (đúng Tết Nguyên tiêu). Rốt cuộc, có giới thiệu thiệt hay không thì tui không biết nhưng sáng sớm hôm nay (23.02.2008) tui nhận được tin “Ngay trước ngày hội thơ, cuốn sách đã bị hoãn phát hành”. Tin này từ một người nào đó có nickname là “Nguoi yeu tho” comment vào trang webblog của tui. “Nguoi yêu tho” còn giới thiệu chỗ để mua tập thơ “trước khi quyết định về số phận cuốn sách được chính thức công bố”. Tui nửa ngờ, nửa tin “hay là cha nội này muốn tạo scandal để bán sách cho sướng?”, nhưng, để kiểm chứng tin này tôi đã đi lòng vòng một hồi trên mạng, bây giờ thì tui “hình như tin này cũng không phải… không đáng tin!”

Đi tìm sơ bộ trên mạng thì các bài có nội dung “Ra mắt “Thơ” Trần Dần vào Ngày thơ Việt Nam 21.2” đã được một số website đăng, thì bây giờ trang còn, trang mất, chỉ còn trong cái cache của google thôi! Chẳng hạn như trang http://www.laodong.com.vn, http://www.vannghequandoi.com.vn chỉ còn trong cái cache Google. Vì vậy, có lẽ phải tin “Nguoi yeu tho” kia thôi. Không biết “hoãn” là hoãn tới chừng nào, coi chừng không đọc được cuốn này rồi, buồn nửa phút…!

Comment của “Nguoi yeu tho”
Cache của Google từ www.laodong.com.vn
Cache của Google từ www.vannghequandoi.com.vn

Ngô Hữu Đoàn
Sáng sớm 23.02.2008
Nguồn: ngohuudoan.wordpress.com

Posted in 08. Tin | Leave a Comment »

Website Bích Khê, người viết “câu thơ đẹp nhất Việt Nam”

Posted by thinhanquangngai1 trên 23/02/2008

Website Bích Khê, người viết “câu thơ đẹp nhất Việt Nam”

Ngày 22-2, Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi cùng gia đình nhà thơ Bích Khê đã tổ chức khai trương trang web về Nhà thơ Bích Khê. Địa chỉ: http//www.bichkhe.org

Trang web Bích Khê với nhiều nội dung phong phú như giới thiệu thân thế và sự nghiệp nhà thơ, toàn bộ những tác phẩm của Bích Khê, kể cả những di cảo chưa từng công bố; các mục đọc thơ, bình thơ, diễn đàn thơ; một số bài viết của các nhà phê bình văn học, các nhà văn, nhà báo chung quanh cuộc đời và tác phẩm Bích Khê.

Trang web còn mở mục “Diễn đàn văn nghệ” – nơi giao lưu, gặp gỡ của các văn nghệ sĩ thông qua các bài viết cùng những vấn đề thời sự văn học đang diễn ra

Nguồn: TTXVN/TTO, Thứ Sáu, 22/02/2008, 21:20 (GMT+7)
———————————————————————————————
Lời chúc mừng của trang Thi Nhân Quảng Ngãi.

Được biết tin này, chúng tôi rất lấy làm vui mừng và phấn khởi. Như vậy là một thi sĩ tên tuổi của công chúng nói chung và của Quảng Ngãi nói riêng đã có website riêng. Ban điều hành trang Thi Nhân Quảng Ngãi xin chân thành gởi lời chúng mừng và tỏ lòng biết ơn đến gia đình thi sĩ Bích Khê cùng Hội VHNT Quảng Ngãi. (TNQN)

Posted in 08. Tin | 1 Comment »

Ra mắt “Thơ” Trần Dần vào Ngày Thơ Việt Nam

Posted by thinhanquangngai1 trên 23/02/2008

Ra mắt “Thơ” Trần Dần vào Ngày Thơ Việt Nam

Tuyển tập “Thơ” Trần Dần sẽ ra mắt độc giả vào Ngày Thơ Việt Nam 21/2/2008, tức Tết Nguyên Tiêu năm Mậu Tý.

Ngoài ba phần chính: Hãy đi mãi, Ngoại luật, Ván thu không, năm trăm bảy mươi sáu trang “Thơ” còn bao gồm những bài viết, nhận định, hồi ức của Phạm Thị Hoài, Hoàng Cầm, Vũ Văn Kha, Dương Tường, Trần Trọng Vũ… về con người, cuộc đời và thơ ca Trần Dần.

Với chủ chương của người biên soạn “lấy lại những ví dụ nằm trong dòng thử nghiệm 45 năm thơ của ông…cùng những tác phẩm gắn bó nhất với những bước ngoặt, với những thăng trầm của 45 năm đời ông”, “Thơ” đem lại cho độc giả, dù chỉ một phần không hoàn thiện, di cảo thơ Trần Dần bấy lâu vẫn bị vùi sâu bởi thời gian và giai thoại, cũng như những khám phá mới về “một con người một cuộc đời, về những khả năng của chữ của lời, về những quan niệm khác của thơ”.

Tuyển tập do Vũ Văn Kha biên soạn, Công ty Văn hoá & Truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành.

Bích Ngọc
Nguồn: VnMedia, 00h22″, ngày 17/02/2008

Posted in 08. Tin | Leave a Comment »

Thơ Trần Dần: Đi qua sự im lặng và quên lãng

Posted by thinhanquangngai1 trên 23/02/2008

Thơ Trần Dần: Đi qua sự im lặng và quên lãng

Vương Trí Nhàn 

TT – Là người đã đề xuất việc làm một tuyển tập đầy đủ về thơ Trần Dần từ khi còn là biên tập viên NXB Hội Nhà Văn, đến nay, khi đã về hưu mới được nhìn thấy cuốn Thơ Trần Dần đẹp đẽ và đầy đặn, lại in ở một NXB khác tận miền Trung, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn vẫn không giấu được nỗi vui mừng. Ông chia sẻ với Tuổi Trẻ về tình cảm của mình với tập thơ mà theo ông sẽ là sự kiện của văn học 2008.- Với tôi, và theo tôi, với rất nhiều người quan tâm đến văn học, Trần Dần là tác giả cần phải đọc. Không nên mặc định là đọc vì nó có vấn đề, hay vì nó khó đọc mà ta cố đọc. Đọc, vì Trần Dần là một tác giả lớn của văn học Việt Nam, và vì trước đây chúng ta chưa có điều kiện tiếp xúc với văn bản chuẩn, nay đã có nó, chúng ta phải đọc. Đọc không phải để kêu lên vì tìm thấy cái gì đó hợp với mình, mà còn để kiểm chứng về những điều từng nghe, từng biết một cách không đầy đủ.

* Thưa ông, có khá nhiều tác giả – tác phẩm khi còn ở dạng bản thảo được thì thầm chuyền tay hay rỉ tai thì có vẻ hấp dẫn, nhưng đến khi được in ấn phát hành rộng rãi lại thấy cũng chỉ… vậy vậy thôi, và càng để thời gian thẩm định thì giá trị tác phẩm càng phai nhạt.

Theo ông, làm sao thơ Trần Dần vượt lên được những lẽ đó, để đến khi xuất hiện thậm chí 50 năm sau khi được viết ra, vẫn gây sự kinh ngạc và cảm phục về bút lực của một nhà thơ?

– Trần Dần là nhà thơ có nhiều cái hơn những nhà thơ đương thời, có người nổi vì những quan niệm được tuyên bố, có người nổi vì Đọc tiếp »

Posted in 04. Bài viết | Leave a Comment »

Mấy ý kiến nhỏ về một tập thơ lớn- Thanh Thảo

Posted by thinhanquangngai1 trên 23/02/2008

Mấy ý kiến nhỏ về một tập thơ lớn
(Thanh Thảo giới thiệu tập THƠ TRẦN DẦN mà Nhà xuất bản Đà Nẵng dự định ấn hành)

Những “chai thơ” này trôi nổi trên mặt biển thời gian, và có thể sẽ tấp vào bờ vào hoang đảo một ngày nào đó, theo đúng những quy luật của thuỷ triều, của sóng biển, của nhân thế. Trần Dần nói ông “có thể chờ”, nhưng rồi ông đã không thể chờ, và đã dứt áo ra đi trước khi những “chai thơ” này tới được với người đọc.

Thơ Trần Dần không dễ đọc. Ông là nhà thơ cách tân muốn đi tới tận cùng những giới hạn của ngôn ngữ Việt, muốn “tháo dỡ” và “lắp ráp” ngôn ngữ Việt trong thơ theo nhiều kiểu nhiều cách để ngôn ngữ thi ca Việt có thể nói được nhiều nhất, đa chiều nhất, đa diện nhất và cũng đa thanh nhất. Mà có thể cũng không nói gì cả, vô thanh,vô sắc, vô diện. “Cuộc chơi thơ” này kéo dài hơn 30 năm, là cuộc chơi vãi máu, cuộc chơi đầy thương tích cho chính người chơi. Mặc dù thơ chả bao giờ hại ai, chả hề làm khó ai hay khiến ai phải chết nghẹn bao giờ. Có thơ dễ đọc mà hay. Có thơ khó đọc vẫn hay. Có thơ mới đọc đã hiểu đã cảm thật là hay. Có thơ mới đọc hay đọc vài ba lần cầm bằng như chưa đọc cũng thật hay.

Thơ dân chủ, nó có thể cố tình hoặc tình cờ đến với người đọc, nhưng nó cần người đọc. Người đọc chính là “Thượng đế” của thơ, nhưng không theo kiểu “khách hàng là Thượng đế”. Vì thơ không có khách hàng, chỉ có những người đồng cảm, những tri âm. Tôi không biết một nhà thơ thực sự có được bao nhiêu tri âm trong suốt cuộc đời làm thơ của mình. Với một nhà thơ như Trần Dần càng khó biết điều đó. Nhưng chắc là có. Thơ yêu cầu được đến với người đọc. Nó chả hại ai đâu, đừng lo ngại, đừng quá sợ nó ! Vì lẽ ấy, tôi ủng hộ nhà xuất bản Đà Nẵng – một nhà xuất bản địa phương đã dám “vì Thơ” để in tập thơ di cảo này của Trần Dần.

Về nhân thân chính trị, Trần Dần đã được “giải oan”. Sự nghiệp văn học của ông cũng đã được Nhà nước đánh giá lại đúng mức, và giải thưởng Nhà nước về Văn học Đọc tiếp »

Posted in 03. Bình thơ, 04. Bài viết, 08. Tin | 29 Comments »

Khởi động Ngày Thơ Việt Nam tại TPHCM lần thứ 6

Posted by thinhanquangngai1 trên 21/02/2008

Khởi động Ngày Thơ Việt Nam tại TPHCM lần thứ 6
Thứ sáu, 25/01/2008, 11:17

(CAO)- Ngày Thơ Việt Nam tại TPHCM lần thứ 6 sẽ được tổ chức đúng ngày Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng Mậu Tý) tại Công viên văn hoá Tao Đàn. Ngày Thơ sẽ có các chương trình: Lễ khai mạc; Hội thảo, giao lưu các nhà thơ trẻ (buổi sáng); Sân thơ của nhóm thơ di sản (buổi chiều).


NSƯT Tuấn Phong đọc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt
trong Lễ khai mạc Ngày Thơ Việt Nam tại TPHCM lần thứ 5 (2007)

Chương trình chính sẽ là đêm thơ chào mừng Ngày Thơ Việt Nam (HTV ghi hình) với sự góp mặt, giao lưu, đọc thơ của khoảng 15 nhà thơ TPHCM thuộc các thế hệ như: Chim Trắng, Phan Vũ, Thanh Tùng, Hoàng Đình Quang, Hồ Thi Ca, Thanh Nguyên, Lê Hoàng Anh… Đặc biệt, đêm thơ sẽ được mở đầu với những phút mặc niệm dành cho 3 nhà thơ lớn vừa vĩnh biệt văn đàn vào cuối năm 2007: Chính Hữu, Vũ Cao và Phạm Tiến Duật. Dự kiến các tác phẩm Đồng chí, Núi Đôi, Tiểu đội xe không kính của 3 cố thi sĩ sẽ được các nghệ sĩ trang trọng diễn ngâm, diễn đọc mở đầu đêm thơ.

Ngày Thơ Việt Nam tại TPHCM lần thứ 6 được Hội Nhà văn TPHCM và Chi hội Hội Nhà văn VN tại TPHCM phốI hợp tổ chức.

B.T
Nguồn: congan.com

Posted in 08. Tin | Leave a Comment »

Hội Thảo “Thơ Việt Nam đương đại” mở màn năm mới

Posted by thinhanquangngai1 trên 21/02/2008

Hội Thảo “Thơ Việt Nam đương đại” mở màn năm mới

Lúc 8giờ30 ngày 19.2.2008 Khoa Văn học & Ngôn ngữ trường ĐHKHXH&NV TP HCM mở cuộc Hội thảo “Thơ Việt Nam đương đại” tại phòng A001, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng Q1. Đây là cuộc hội thảo thu hút nhiều nhà thơ, nhà văn, giáo sư, nhà nghiên cứu văn học, các cây bút trẻ…tham dự, gồm hơn 70 người. Đặc biệt có nhà nghiên cứu Đặng Tiến, ở Pháp và nhà văn Lý Lan, ở Mỹ đến tham gia với nhiều ý kiến sâu sắc, sôi nổi làm cho bầu không khí “nóng” lên qua các lần trao đổi.

Tập tham luận Hội nghị khoa học “Những xu hướng mới trong thơ Việt Nam đương đại” gồm có 24 bài với nhiều thành phần tham gia như Nhật Chiêu với “Thu mình nhỏ lại, thơ ơi!”,Inrasara “Thử đọc vài bài thơ hậu hiện đại”, Lý Lan “Thơ và khoa học kỹ thuật”, Hoàng Hồng Hà “Thơ trong thời tự xuất bản”….Điều đáng ghi nhận là sự hiện diện của một số nhà thơ với những nét cách tân táo bạo trong thơ gây nhiều tranh cãi như Trần Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Bùi Chát…đều lần lượt lên tiếng nói về những nhận định về thơ đương đại hôm nay. Nhiều ý kiến cho rằng thơ phải mang hơi thở cuộc sống, phải phản tỉnh với những ý thức hệ xưa cũ, các nhà thơ bây giờ phải có dũng cảm khẳng định mình hơn nữa…

Ghi nhận thêm là không khí thảo luận khá ôn hòa dù có nhiều quan điểm khác nhau, giữa buổi khá chùng lại vì có nhiều người bỏ ra về. Có một số bạn trẻ tự nhận là mình ham thích đọc thơ mà không thể nào tìm ra tập thơ đúng theo sở thích ở các nhà sách, đòi hỏi các nhà thơ phải quảng bá thơ rộng rãi đến trường học, công chúng. Còn nhà thơ Bùi Chát thì cho rằng dòng thơ của các tập thơ tự tác giả xuất bản xuất hiện hơn 10 năm rồi, cần được quan tâm đánh giá đúng mức với giá trị thực của chúng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân nói đến tình trạng làm thơ theo như nhiên, tự phát cần phải nâng lên tầm nghệ thuật thì thơ đương đại mới chinh phục được nhiều bạn đọc. Còn nhà nghiên cứu Đặng Tiến bảo tham gia bài “Roman Jakobson và thi pháp” nhằm bao quát vấn đề chung và thuật lại chuyện vui là nhà thơ Lê Thị Thấm Vân nhắc nhở ông rằng khi có viết bài về mình thì nên dùng từ nhà thơ thôi chớ ghi là nữ thi sĩ hay nhà thơ nữ cho thêm rối rắm. Rất tiếc nhiều ý kiến về tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ vào thơ, thơ tân hình thức, về lối thơ hậu hiện đại trên các mạng web…rất cần bàn rốt ráo vì thiết thực chạm động đến nền thơ đương đại ở thành phố lại “trôi đi” lặng lẽ. Kết thúc buổi hội nghị lúc 12 giờ cùng ngày giáo sư Hoàng Như Mai cho biết rằng thơ đương đại đang chuyển mình khá thuận lợi hơn thơ mới trước đây và các nhà thơ ngày nay phải tự khẳng định hơn nữa mới có tầm vị trí xứng đáng trong nền văn học nước nhà.

TRẦN HỮU DŨNG – VCV

Posted in 08. Tin | Leave a Comment »

Ngày thơ VN lần 6: Diễn, hát, họa và đối thơ

Posted by thinhanquangngai1 trên 21/02/2008

Ngày thơ VN lần 6: Diễn, hát, họa và đối thơ
Hà Linh

Hội thơ lớn nhất 2008 sẽ khai cuộc vào 21/2, vẫn tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Không có nhiều thay đổi trên sân thơ chính Thái Miếu, nhưng tại sân Thái học, lần đầu tiên Ban tổ chức dành hẳn một không gian cho sức trẻ phô bày với nghệ thuật trình diễn thơ.

Đến hẹn lại lên, nhưng Ngày thơ Việt Nam lần nào cũng được kỳ vọng sẽ có nhiều đổi mới, dù tâm điểm của nó vẫn chỉ là một nhân vật muôn năm cũ – thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết: “Không dễ gì để tạo ra được một hình thức hoàn toàn đột phá trong khâu tổ chức. Nhưng dựa trên những nội dung đã có, chúng tôi cố gắng tạo ra một cuộc hội ngộ của những người yêu thơ trong không khí những ngày xuân”.

Trên sân Thái Miếu, những chương trình không thể thiếu vẫn là: Thả thơ, giao lưu giữa nhà thơ và độc giả, biểu diễn thư pháp, đọc và bình thơ trào phúng… Người đến xem thơ sẽ có cơ hội được thưởng thức những giọng ca không còn “tròn vành rõ tiếng” của các cụ ca sĩ “tóc muối tiêu” qua phần hát thơ phổ nhạc. Xưa nay, nhiều thi phẩm đã thăng hoa nhờ đôi cánh của giai điệu và tiết tấu. Trong ngày hội này, các ca khúc phổ thơ sẽ được cất lên. Nhưng để khai thác tốt những tài năng “cây nhà lá vườn”, phần lớn nhà thơ sẽ tự biểu diễn bài hát được phổ nhạc của mình.

Ngày thơ Việt Nam năm 2007. Ảnh: Hoàng Hà.

Ngày thơ VN lần 6 chủ trương mời gọi độc giả tham gia nhiệt tình vào 3 phần thi tài: Bình chọn bài thơ được yêu thích nhất, thi câu đối, họa thơ. Năm ngoái, phần thi câu đối đã tạo ra một không khí thực sự hào hứng cho những người yêu thơ khi “đánh vật” với Đọc tiếp »

Posted in 08. Tin | 1 Comment »

Gặp mặt đầu xuân Mậu Tý-2008

Posted by thinhanquangngai1 trên 20/02/2008

Tết nguyên đáng- xuân Mậu tý vừa rồi Ngô Hữu Đoàn (người đại diện liên lạc của TNQN) về quê ăn tết và có gặp gỡ một số anh em thi hữu Quảng Ngãi. Anh em gặp nhau trong tình đồng hương, thi phú rất vui vẻ và ấm cúng. TNQN xin phép được đăng mấy tấm hình dưới đây để lưu niệm.

Từ trái qua: Thanh trúc, Nguyễn Thy Phương, Nhật Linh, Hồ Nghĩa Phương
(Hình 1: Tiệc tất niên tại nhà Thanh Trúc)

Từ trái qua: Nhật Linh, Hồ Nghĩa Phương, Ngô Hữu Đoàn, Mai Chiêu Sương
(Hình 2: Tiệc tất niên tại nhà Thanh Trúc)

Từ trái qua: Nhật Linh, Ngô Đình Long, Hồ Nghĩa Phương, Mai Chiêu Sương (ngồi), Nguyễn Thy Phương, Nguyễn Quang Trần, Vệ Giang Thanh.
(Hình 3: Tại nhà Hồ Nghĩa Phương)

Từ trái qua: Vệ Giang Thanh, Nhật Linh, Vĩnh Đàm, Ngô Đình Long, Nguyễn Thy Phương, Hồ Nghĩa Phương, Ngô Hữu Đoàn.
(Hình 4: Tại nhà Nhật Linh)

Posted in 11. Hội ngộ | Leave a Comment »