Thi Nhân Quảng Ngãi

Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này

  • Welcome to Thi Nhân Quảng Ngãi!

  • Hân hạnh chào đón quý độc giả ghé thăm. Trang này không có tính chất "đại diện" về bất kỳ ý nghĩa nào cho bất cứ địa phương hay tổ chức nào, đây chỉ là nơi đưa một số bài thơ của một số tác giả lên mạng internet. Hầu hết tác giả trong trang này là người Quảng Ngãi nhưng hoàn toàn không phải hầu hết người Quảng Ngãi làm thơ có trong trang này. Chân thành cảm ơn quý độc giả, tác giả cũng như các bạn bè thân hữu đã gởi bài, giúp trang này ngày càng có nhiều bài vở tư liệu.

  • Giới thiệu sách

  • Phiêu Lãng Ca

    Lưu Lãng Khách

  • Về Chốn Thư Hiên

    Trần Trọng Cát Tường

  • thao thức

    hà quảng

  • bài ca con dế lửa

    nguyễn ngọc hưng

  • 99 Bài Lục Bát

    Nguyễn Tấn On

  • Gieo Hạt

    Huỳnh Vân Hà

  • Quá Giang Thuyền Ngược

    Lâm Anh

  • n bài thơ ngắn

    Đinh Tấn Phước

  • Ảnh ngẫu nhiên

  • Tổng lượt xem

    • 591 160 Lượt

Nhà thơ THANH THẢO – Ông vua trường ca

Posted by thinhanquangngai1 trên 05/01/2009

Nhà thơ THANH THẢO – Ông vua trường ca
. Lê Ngọc Trác

Với thi phẩm “Hoa niên”, Tế Hanh nhận giải thưởng Tực lực văn đoàn từ năm 1939, trước khi Thanh Thảo ra đời 7 năm. Là một người có vị trí vững chắc trong nền thi ca Việt Nam, lúc sinh thời, nhà thơ Tế Hanh đã từng nói về những nhà thơ của quê hương ông như sau: “… Tôi chỉ là cái gạch nối giữa Bích KhêThanh Thảo…”. Với một lời nhận xét như thế, chúng ta trân trọng sự khiêm tốn của Tế Hanh. Và, thấy ông đánh giá cao về Thanh Thảo. Theo thời gian, chúng ta càng nhận thấy những đánh giá của Tế Hanh về Thanh Thảo càng chính xác.

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học ở Hà Nội, Thanh Thảo xung phong trở về miền Nam chiến đấu góp phần giải phóng quê hương. Ở chiến trường miền Nam, Thanh Thảo làm phóng viên, công tác tại đài phát thanh Giải Phóng. Sau ngày đất nước thống nhất, Thanh Thảo chuyên hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo chí.

Qua vài nét tiểu sử cuộc đời của Thanh Thảo, chúng ta thấy có một sự trùng hợp lý thú: Năm 1946, Bích Khê “Nhà thơ có những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam” vĩnh biệt trần gian; Cũng là năm Thanh Thảo cất tiếng khóc đầu đời chào quê mẹ Quảng Ngãi thân thương.

Thanh Thảo xuất hiện trên bầu trời thi ca Việt Nam vào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những trang thơ của Thanh Thảo viết từ chiến trường miền Nam khói lửa, ác liệt, nóng bỏng, dữ dội, trần trụi đã tạo được nét riêng:

“Cả thế hệ xoay trần đánh giặc
Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua sông”

Thanh Thảo đã viết những câu thơ đầy cảm xúc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu thơ:

“Phải thương lắm mới đi làm cách mạng
Phải thương nhiều hơn mới giữ nổi lòng tin
Nhưng phải thương đến tận cùng đau đớn
Mới làm người mẹ…”

Bằng tất cả tâm huyết của mình, Thanh Thảo đã từng viết:

“Hạnh phúc nào cho tôi
Hạnh phúc nào cho anh
Hạnh phúc nào cho chúng ta
Hạnh phúc nào cho đất nước…
Những câu hỏi chưa thể nào nguôi được
Mảnh đất hôm nay bè bạn chúng ta nằm
Nơi máu đổ phải sống bằng thực chất…
Nơi cao nhất thử ta lòng yêu nước
Thử lòng ta chung thủy vô tư
Nơi vỡ vụn bao mảnh đêm hèn nhát
Những gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người”

(Thử nói về hạnh phúc)

Không dừng lại với thành công bước đầu, Thanh Thảo luôn luôn trăn trở tìm cho mình một hướng đi, một nét riêng trên con đường sáng tạo thơ ca. Theo dõi cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Bích Khê và Thanh Thảo, chúng ta càng thấy cả hai đều có điểm giống nhau. Đó là, tính kiên trì, quyết liệt, sống hết mình với thơ, vì cái đẹp. Cũng như Bích Khê trước đây, Thanh Thảo luôn luôn tìm tòi sáng tạo, đổi mới về hình thức, nghệ thuật, mở rộng biên độ sáng tác thơ. Luôn luôn mới mẻ trong thơ, Thanh Thảo sáng tạo một cách phong phú, đầy tài hoa. Chúng ta vô cùng kinh ngạc đến khâm phục về sức làm việc, sức viết của Thanh Thảo. Từ năm 1977 đến năm 2002, chưa kể những tác phẩm thơ lẻ, báo chí, văn học khác, chỉ tính riêng trường ca Thanh Thảo đã viết và xuất bản 12 tập trường ca. Gồm: Những người đi tới biển (1977), Trẻ con ở Sơn Mỹ (1978), Dấu chân qua trảng cỏ (1980); Nghĩa sĩ Cần Giuộc (1980), Bùng nổ mùa xuân (1982), Đêm trên cát (1983), Khối vuông rubic (1985) Một trăm mảnh gỗ vuông (1988), Từ một đến một trăm (1988), Những ngọn sóng mặt trời (1994), Trò chuyện với nhân vật mình (2002), Cỏ vẫn mọc (2002).

Mỗi tập trường ca của Thanh Thảo là một khám phá mới. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học đã gọi: Thanh Thảo là ông vua trường ca. Đối với thơ nói riêng và trường ca của Thanh Thảo nói chung, chúng ta càng đọc nhiều lần càng thấy hay, thấm đẫm, đầy chất thơ. Như những vì sao trong đêm, chúng ta càng nhìn càng thấy sáng và rực sáng hơn. Khác với những tác giả cùng thời, trường ca của Thanh Thảo là những bản giao hưởng hoành tráng với nhiều cung bậc, ngữ nghĩa đa dạng, độc đáo và đầy thông minh. Thanh Thảo đã đưa hơi thở thời đại, hơi thở Việt Nam vào trường ca của mình. Và anh đã thành công. Thanh Thảo đã xác lập, khẳng định vị trí của mình trong nền thi ca Việt Nam. Năm 1979 Thanh Thảo nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, năm 1995 nhận giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam, năm 2001 được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Thơ của Thanh Thảo đã trở thành tác phẩm kinh điển, được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong trường học.
Ngày xưa, trước khi qua đời, Bích Khê đã viết những câu thơ mang tính dự báo về sự nghiệp thơ của mình:

“Mây, tuyết, thời gian bay tợ nhạc
Hồn tôi đã thoát để tiêu dao
Những tờ thơ nát đầy hơi hám
Tay khách đa tình sẽ chuyển trao”
.
(Nấm mộ, thơ Bích Khê)

Ngày nay, trong Bài ca ống cống, Thanh Thảo đã viết những câu thơ như một tuyên ngôn nghệ thuật, khẳng định sự vĩnh cửu của nghệ thuật thơ ca và của cái đẹp:

“…Bài hát của hôm nay
Thô sơ mà hực sáng
Mang lẽ đời đơn giản
Nói được tới ngày mai…”

Hôm nay và mãi đến mai sau, tôi tin chắc một điều: Sự nghiệp thơ của Thanh Thảo mãi mãi trong xanh, ngọt ngào như giòng nước sông Trà và rực sáng như những vì sao trên đỉnh trời Thiên Bút phê vân của quê hương Quảng Ngãi.

Lê Ngọc Trác

Tài liệu tham khảo và trích dẫn:
– Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân (1942)
– Sự tìm kiếm tiếp nối không ngừng của Ngô Thế Oanh (Văn hiến Việt Nam số 5/2005)
– Thanh Thảo – nhà thơ của những cách tân đầy sáng tạo của Đỗ Quang Vinh (2008)
– Thơ phải mang tính dự báo của Nguyễn Văn Học – Ngô Ngọc Trang (Văn nghệ trẻ 2008)
– Thơ miền Trung thế kỷ 20 của NXB Đà Nẵng (1995)
*****
Địa chỉ: LÊ NGỌC TRÁC
Phòng Văn hóa và Thông tin
Thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận
Email: lengoctraclg@yahoo.com.vn

 

 

14 bình luận to “Nhà thơ THANH THẢO – Ông vua trường ca”

  1. xe bmw m5 2013

    Nhà thÆ¡ THANH THẢO – Ông vua trường ca « Thi Nhân Quảng Ngãi

  2. Em Minh said

    Anh Thơ
    (Tặng nhà thơ Thanh Thảo, Quảng Ngãi)

    Xin được gọi anh là anh
    Để anh sống mãi trong lòng chúng em
    Xin được gọi anh là anh
    Anh hai của thơ ca xứ Quảng

    Tóc anh bạc nhưng tâm hồn anh chưa bạc
    Vẫn ngọt ngào và đẫm tình xuân
    Cùng các em vững xây làng thơ mới
    Cùng đất nước tươi đẹp tới ngàn xuân

    Bước chân anh có chậm tay hơi run
    Mắt nhìn phía trước vẫn sáng ngời
    Hướng con đường thẳng cần đi tới
    Cùng với nàng thơ vui tháng ngày

    Anh thường nhớ tuổi thơ đã qua
    Bao kỷ niệm vẫn giữ trong tim
    Rồi trưởng thành qua bao mất mát
    Ngàn vạn người con của tổ quốc đã ra đi

    Anh vẫn sống thanh bình như đang sống
    Cùng đàn em tưởng nhớ tới sự ra đi
    Bao anh hùng đã làm nên lịch sử
    Để hôm nay hạnh phúc ngàn vạn ngày sau

    Anh vui với đời cùng bao điều trăn chở
    Lớp lớp đàn em tiến bước mai sao
    Với nhiều vật cản ngay trước mắt
    Gần như họng súng của kẻ thù

    Trong ánh sáng và cả trong bóng tối
    Vẫn ngày ngày gặm nhấm trong tim
    Việc đoán chừng sai lệch trong nước mắt
    Sẽ lỡ lịch sử tới ngàn năm

    Anh đang bước đi trên những con đường mới
    Lòng hướng đức tin vào thế hệ hôm nay
    Vững như gương những người anh hùng ngã xuống
    Cùng đất nước ngời sáng mãi ngày mai

  3. Bảo Thanh Thảo là “ông vua trường ca” chả nhẽ đoản ca của Thanh Thảo không ra gì sao?

  4. trần mai said

    Chú Ấn ạ, nếu chú có thể giúp cháu, chú nhắn tin vào cho cháu theo số này nhé! 0982640968. Cháu đang học cao học ở Đại học Vinh. Chú giúp được cháu thì tốt quá. Cháu cảm ơn chú!

  5. trần mai said

    Chú Ấn ơi! Cháu đang làm luận văn thạc sĩ về thơ Thanh Thảo nhưng cháu còn thiều nhiều tư liệu quá! Chú có thể giúp cháu được không? Cháu cảm ơn chú nhiều ạ.

  6. Mjn_joongie said

    Cảm ơn chú rất nhiều!

  7. Thuy said

    bai nay viet hay qua

  8. tìm những tác phẩm của Thanh Thảo said

    Khi đọc Đàn ghita của Lorca mình thấy rất hay (dù lúc đó mình chưa biết tại sao lại cảm thấy nó hay thế!).Mình đang định làm một tiểu luận về những hình tượng trong thơ ông. Mấy hôm nay mình tìm mua những tập thơ và trường ca của Thanh Thảo, nhưng các nhà sách mình tìm đều không thấy. có ai biết địa chỉ nào thì giúp mình với nghen. Cảm ơn hén!

  9. ban nao co Email cua nha tho Thanh Thao Quang Ngai.cho minh voi DUCTRANVAN@t-online.de
    minh la nguoi My Khe,chan thanh cam on
    Duc

  10. mai bá ấn said

    Bài của Ấn sẽ có đủ các thông tin về trường ca Thanh Thảo. Chú ý: Những câu thơ trích của LNT trong bài đều trích ở thơ TT. Viết về trường ca nên trích dẫn trường ca thì đúng hơn. Nếu cần thêm tư liệu về các tác phẩm thơ và 3 tác phẩm lý luận phê bình của TT mình sẽ cung cấp cho. Thân ái

  11. le ngoc trac said

    Mình đã nhầm lẫn khi xử lý tài liệu tham khảo về Thanh Thảo. Cảm ơn Mai Bá Ấn nhiều. Mình sẽ viết lại bài về Thanh Thảo, hoàn chỉnh trước khi đưa vào tập “Những ngôi sao trên đỉnh trời Thiên Ấn” sắp xuất bản.Mong được đọc bài viết của bạn về Thanh Thảo.Chúc vui khoẻ/Lêngọctrác

  12. mai bá ấn said

    Mính tiếp tục gửi TNQN bài viết của mình về trường ca Thanh Thảo TT- ông hoàng của trường ca” để có thêm tư liệu về một nhà thơ lớn quê mình.

  13. mai bá ấn said

    Sao lại đến 12 trường ca? Tác giả bài viết đã liệt kê cả những tập thơ của Thanh Thảo vào rồi. Thanh Thảo chỉ sáng tác chính thức có 8 trường ca (1-Những người đi tới biển, 2- Trẻ con ở Sơn Mỹ, 3- Bùng nổ của mùa xuân, 4- Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, 5- Đêm trên cát, 6- Cỏ vẫn mọc, 7- Trò chuyện với nhân vật của mình, 8- Khối vuông ru-bích) và 01 trường ca dang dở “Một trăm mảnh gỗ vuông”. Còn “NHững ngọn sóng mặt trời” chỉ là một tên chung cho tuyển tập 3 trường ca (Trẻ con ở Sơn Mỹ, Bùng nổ của mùa xuân và Những nghĩa sĩ Cần Giuộc) chứ không phải là tên một trường ca riêng. Gọi TT là “ông vua trường ca” mà lầm lẫn nên bài thiếu thuyết phục.

    • Quá hay ạ. Nhớ sự lý giải chi tiết của Mai Bá Ấn, em đã có một cái hiểu sâu sắc hơn về Những ngọn sóng mặt trời. Bảo sao tìm mãi không thấy một chút gì của một bản trường ca riêng. Cám ơn Mai bá Ấn đã chia sẻ a.

Bình luận về bài viết này